DAO là gì? nó đóng vai trò gì trong hệ thống Blockchain?
DAO là gì? Nó đóng vai trò như thế nào trong hệ thống Blockchain?
DAO là ba chữ cái viết tắt của cụm từ “Decentralized Autonomous Organization” – tạm hiểu là Tổ chức quản trị phi tập trung. Hình thức hoạt động của nó giống như một loại hình đầu tư mạo hiểm, dựa trên mã nguồn mở từ hệ thống Ethereum và không có phương thức quản lý cũng như ban giám đốc điều hành như những công ty truyền thống. Tiêu chuẩn để trở thành một DAO thì phải đáp ứng đầy đủ 3 yêu cầu cốt lõi sau: tính phi tập trung, có quyền tự trị và có tổ chức.
![]() |
Nguồn: cointelegraph |
Để cho dễ hình dung, chúng ta hãy tưởng tượng nó hoạt động giống như một máy bán hàng tự động. Nó sẽ nhận tiền của người mua, sau đó trả cho bạn một món hàng mà bạn mong muốn như một lon coca chẳng hạn, rồi sau đó nó sẽ sử dụng những đồng tiền này để tự động đặt hàng trở lại những thứ mà nó đã bán cho bạn. Ngoài ra khi bạn bỏ tiền vào mua hàng, bạn và những người dùng khác sẽ cho cho nó biết tần suất mua hàng của một sản phẩm nào đó để nó tự động lên lịch nhập hàng bổ sung. Nó hoạt động hoàn toàn tự động, tất cả quy trình này đều được lập trình sẵn từ trước mà không cần người quản lý.
![]() |
Nguồn: cointelegraph |
Mời các bạn tham gia nhóm kín để thảo luận và nhận bài viết mới nhất nhé:
ZALO: https://zaloapp.com/g/msmpuk783
TELEGRAM: https://web.telegram.org/#/im?p=@group_daututienao
FANPAGE: https://www.facebook.com/daututienao.info
Ví dụ trên là một cách khái quát mà mô hình DAO hoạt động cũng như một tổ chức phi tập trung hoạt động. Ý tưởng này bắt đầu ra đời vào năm 2008, kể từ khi sách trắng về Bitcoin được lưu hành nhằm thoát ra khỏi sự quản lý và kiểm soát của những tổ chức trung gian trong các giao dịch tài chính. Tương tự như mô hình hoạt động phi tập trung của Bitcoin, DAO có ý tưởng tạo ra một công ty hoặc một tổ chức có thể tự vận hành mà không cần các phân thành nhiều cấp quản lý. Một trong những dự án có ý tưởng tạo ra một DAO đầu tiên như thế đã thất bại một cách thảm hại do lỗi ngớ ngẩn về những dòng code sơ sài đầu tiên tạo ra nó.
Vậy DAO hoạt động như thế nào?
Có thể nói, Bitcoin được xem như là mô hình DAO đầu tiên trên thế giới vì nó có đầy đủ chức năng và tính chất cần thiết. Trước tiên, nó có một bộ quy tắc hoạt động đã được lập trình và mã hóa sẵn. Thứ 2, nó có thể vận hành tự động trên hệ thống mà không cần sự quản lý. Thứ 3, nó được phân phối và xử lý hoạt động theo giao thức đồng thuận và phân tán. Dựa trên những tính năng này, Ethereum ra đời vào năm 2013 xây dựng nên mô hình hợp đồng thông minh, đồng thời cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng dựa trên nền tảng Ethereum. Chính điều này tạo ra thời kỳ mới tràn đầy hy vọng để tạo ra các DAO tương tự sẽ ra mắt với công chúng và dần định hình kỷ nguyên mới cho internet.
Những yếu tố nào tạo ra một DAO đầy đủ tính năng? Trước tiên, nó cần một bộ quy tắc nhằm cho mọi người biết nó sẽ hoạt động như thế nào trên hệ thống internet. Tiếp theo, bộ quy tắc này sẽ phải được mã hóa nhằm tạo ra hợp đồng thông minh như những phần mềm máy tính có thể vận hành tự động trên internet. Ngoài ra nó cũng cần những đối tượng tham gia vào hệ thống của nó thực hiện những nhiệm vụ do chính hệ thống tạo ra.
![]() |
Nguồn: cointelegraph |
Sau khi bộ quy tắc trên được thiết lập, DAO sẽ chuyển qua giai đoạn tiếp theo cực kỳ quan trọng chính là giai đoạn cấp vốn. Đây là một phần đặc biệt vì hai lý do chính sau: thứ nhất, để trở thành một DAO thì nó phải có một loại tài sản nội bộ, bộ mã có thể được sử dụng bởi các tổ chức nhưng đồng thời cũng là phần thưởng cho các cá thể hoạt động trên nền tảng của nó. Thứ 2, người dùng sẽ có quyền biểu quyết và trực tiếp ảnh hưởng đến hình thức hoạt động của DAO khi họ đầu tư vào nó.
Sau khi hoàn thành xong giai đoạn cấp vốn thì DAO chính thức bắt đầu được triển khai ra công chúng, nó vận hành tự động và độc lập hoàn toàn với bất kỳ thực thể nào kể cả chính những người đã tạo ra nó. Hơn nữa, tất cả các quy tắc đã lập trình cũng như những giao dịch tài chính sẽ được ghi lại vào trong cuốn sổ cái của hệ thống Blockchain. Chính điều này làm cho DAO trở nên cực kỳ minh bạch vì bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra và gần như hoàn toàn không bị phá hủy.
Một khi DAO đi vào hoạt động, tất cả lịch sử giao dịch diễn ra như thế nào đều được diễn ra thông qua sự đồng thuận của các thành viên tham gia. Những người đã đầu tư vào DAO sẽ là những cá thể đóng góp trực tiếp liên quan tới sự phát triển định hướng của nó trong tương lại. Nhằm ngăn chặn hiện tượng spam thông qua các giao dịch, DAO sẽ yêu cầu các thực thể tham gia đóng góp một khoản tiền bắt buộc để gửi lên hệ thống trước khi thực hiện các giao dịch.
Sau đó, các bên tham gia ở trong hệ thống này sẽ tiến hành bỏ phiếu cho giao dịch đó. Đây là quy trình bắt buộc dành cho tất cả hoạt động trên mạng lưới của DAO. Tỷ lệ phần trăm phần thưởng dành cho bên thắng cuộc có thể thay đổi theo từng DAO và nó được quy định ngay trong mã nguồn từ trước lúc tạo ra DAO.
Về cơ bản, trong hệ thống DAO sẽ cho phép các thành viên trao đổi tiền tệ của mình với bất kỳ ai trên thế giới thông qua các hình thức như đầu tư, mua bán, đóng góp từ thiện hoặc thậm chí vay mượn … mà không thông qua bất kỳ đơn vị trung gian nao. Rủi ro lớn nhất có thể gặp phải liên quan đến tính bảo mật của DAO chính là mã nguồn ban đầu của nó. Mặc dù nó có thể được sửa chữa nhưng phải thông qua sự đồng thuận của các thành viên tham gia. Trong khi chờ đợi việc bỏ phiếu đồng thuận diễn ra thì các hacker có thể lợi dụng để khai thác lỗi của mã nguồn này.
Một điều cần lưu ý nữa là hệ thống DAO này sẽ không tự nó tạo ra sản phẩm hữu hình được, cũng như tự viết phần mềm hay tạo ra phần cứng. Thay vào đó, để nâng cấp hay cập nhật thì cần phải thuê một nhà thầu thực hiện nhiệm vụ. Nhiệm vụ này cũng cần phải được thông qua bằng sự đồng thuận và một hợp đồng thông minh với nhà thầu sẽ đảm cho việc thanh toán được nhanh chóng khi họ hoàn thành nhiệm vụ.
Tại sao và làm thế nào để trở thành cổ đông của DAO
Có lẽ việc dễ dàng nhất để trở thành một cổ đông của DAO đó là đầu tư vào nó. Tất cả những gì bạn cần làm là mua mã thông báo của nó, điều này cũng tương tự như bạn mua cổ phiếu của một công ty khi họ phát hành ra công chúng vậy.
Sau khi giai đoạn gọi vốn hoàn thành, thì bạn có quyền đưa ra các đề xuất cho tương lai phát triển của DAO mà bạn đã đầu tư cũng như tiến hành bỏ phiếu và điều quan trọng hơn là bạn có thể kiếm được lợi nhuận khi tài sản nội bộ của DAO tăng lên. Số lượng mã thông báo mà bạn nắm giữ tượng trưng cho quyền lực quả bạn trong mạng lưới, càng nhiều mã thông báo thì thì bạn càng có nhiều quyền biểu quyết.
![]() |
Nguồn: cointelegraph |
Nhưng hãy nhớ rằng, trước khi bạn đầu tư vào bất kỳ một DAO nào thi hãy tìm hiểu kỹ càng để chắc chắn rằng bạn biết mình đang làm gì. Vì DAO là hoàn toàn minh bạch và mã nguồn luôn mở nên bạn có thể xem xét các kỹ từng đoạn mã để đảm bảo rằng nó không có bất kỹ một lỗ hổng nghiêm trọng nào trong mạng lưới.
Dapp là gì?
Dapps là từ viết tắt của Decentralized Applications có nghĩa là Những ứng dụng phi tập trung được xây dựng trên mạng lưới Blockchain của Ethereum. Những ứng dụng này có đặc điểm chủ yếu là phi tập trung (decentralized) và không thể dừng hoạt động của nó được (unstoppable) và được cung cấp thông qua các hợp đồng thông minh (smart contracts). Sự khác biệt chính của một Dapp với các ứng dụng thông thường là nó có thể tự động vận hành mà không cần sự tác động của hoạt động trung gian nào và được xem như hoàn toàn “miễn dịch” với các hoạt động kiểm duyệt hoặc can thiệp từ bên ngoài. Chính vì thế người dùng có thể kiểm soát hoàn toàn thông tin và dữ liệu mà họ đã chia sẻ.
![]() |
Nguồn: cointelegraph |
DAO về cơ bản được tạo ra với rất nhiều tham vọng dựa trên tính năng phi tập trung của mình như hoạt động bầu cử, ứng dụng liên quan tới tiền tệ, bảo hiểm, từ thiện, định danh tài sản (như cổ vật, tranh ảnh …) …
Câu chuyện của “The DAO”
“The DAO” là một cái tên cụ thể do một nhóm khởi nghiệp ở Đức tạo ra liên quan tới khóa thông minh (smart lock), cho phép mọi người sở hữu tài sản có thể chia sẻ lên phiên bản phi tập trung của Airbnb. The DAO được giới thiệu lần đầu vào tháng 5 năm 2016 và bắt đầu bán mã thông báo. Bằng cách nào đó, dự án sau này lại trở thành một công cụ gây quỹ cộng đồng lớn nhất và thành công nhất trong lịch sử, số tiền gây quỹ này lên tới 150 triệu đô la.
![]() |
Nguồn: cointelegraph |
Bộ mã nguồn của The Dao không hoàn hảo, và vì nó là mã nguồn mở nên bất kỳ ai tò mò cũng có thể ghé thăm và một người nào đó trong số những vị khách này đã tìm ra lỗ hổng bảo mật để khai thác. Kết quả là vào ngày 17 tháng , một tin tặc cũng có thể là một nhóm tin tặc đã âm thầm rút tiền từ The DAO về một DAO con – bản sao chép cấu trúc của The DAO. Lỗi này chỉ bị phát hiện sau khi số tiền bị các tin tặc này đánh cắp đã lên tới 50 triệu đô la bằng Ether (ETH).
Mặc dù lỗi này thực tế xảy ra do một lỗi trong mã nguồn của The DAO nhưng nó gián tiếp đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh tiếng vốn có của nền tảng Ethereum. Hơn thế nữa, từ vụ việc này dẫn tới mạng Ethereum bị chia làm hai. Tuy nhiên, sau vụ việc này giúp cho những nhà phát triển ứng dụng hiểu rằng các bộ mã nguồn cần phải được xây dựng và chạy thử nghiệm cẩn thận hơn để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc như trên. Có lẽ vụ hack bạc triệu này sẽ là một cột mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển của DAO, nó giúp chỉ ra những yếu điểm tiềm ẩn nhiều rủi ro và sẽ được các DAO khác hết sức lưu ý khi xây dựng nền tảng của họ sau này.
Những lợi ích to lớn của DAO
Có một điều không thể phủ nhận là những ý tưởng về DAO là cực kỳ thú vị vì nó đang cố gắng giải quyết rất nhiều thứ hoạt động không hoàn hảo từ thế giới hiện hữu của chúng ta. Nếu có thể tạo ra một DAO có cấu trúc và chức năng hoạt động hoàn hảo sẽ là cơ hội đầu tư lớn cho nhiều cá nhân và tổ chức. Ở đó, không có tổ chức phân cấp, nghĩa là mọi ý tưởng sáng tạo của bất kỳ ai cũng đều có thể được ứng dụng và xem xét bởi toàn bộ cá thể trong mạng lưới. Một bộ quy tắc rõ ràng cũng như phương thức bỏ phiếu trong hệ thống đều được quy định chi tiết ngay trong mã nguồn mở của DAO sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ trước khi đặt niềm tin vào hệ thống.
![]() |
Nguồn: cointelegraph |
Hơn nữa, việc đưa ra bất kỳ một đề xuất nào, cũng như bỏ phiếu đều yêu cầu nhà đầu tư phải bỏ ra một số tiền tương đối lớn. Chính vì vậy, buộc các nhà đầu tư phải dành thời gian tìm hiểu kỹ về dự án để tránh mất tiền cũng như lãng phí thời gian không cần thiết vào các giải pháp không hiệu quả.
Cuối cùng, giống như tất cả các giao dịch truyền thống, những giao dịch tài chính trên hệ thống của DAO sẽ được ghi lại vào cuốn sổ cái. Ở đó, tất cả mọi người đều có thể kiểm tra lịch sử giao dịch và nó hoàn toàn minh bạch. Ngoài ra, mọi người tham gia vào mạng lưới đều có thể giúp hệ thống đưa ra quyết định về cách thức chi tiêu số tiền mà mình đầu tư, cũng như theo dõi xem số tiền đó được đầu tư như thế nào, có mang lại lợi nhuận như mong đợi hay không.
Nhược điểm và lời bình
DAO cũng tương tự như các ứng dụng phi tập trung khác, nó đòi hỏi phải kết nối với một đồng tiền điện tử để thanh toán cho những người tham gia như một phần thưởng. Đây là một công nghệ cực kỳ mới và một chừng mực nào đó có thể được xem là cuộc cách mạng trong thời đại công nghiệp 4.0. Cũng chính vì nó quá mới mẻ nên dẫn đến nhiều luồng ý kiến trái chiều, khen cũng có mà chê cũng nhiều. Chẳng hạn MIT technology Review đưa ra quan điểm cho rằng việc số đông đưa ra các quyết định về tài chính quan trọng là hết sức ngớ ngẩn và không khả thi. Trong bài viết mới đây, họ nói rằng DAO cần phải thực hiện nhiều cải tiến quan trọng khác để có được một ít thành công bước đầu đáng để ghi nhận.
![]() |
Nguồn: cointelegraph |
Ngoài một số quan điểm phản đối và chỉ trích về quyền biểu quyết của số đông liên quan tới tài chính thì vẫn có nhiều quan ngại liên xung quanh các DAO hiện nay. Vấn đề cấp bách và dễ nhìn thấy nhất sau vụ hack The DAO chính là tính bảo mật và mã code cho hệ thống, như đã nói trước đây là nó không thể dừng hoạt động (unstoppable) khi chưa có sự đồng thuận. Trong cuộc tấn công vào hệ thống The DAO thì các nhà đầu tư lẫn những người phát triển nên hệ thống đó đều bất lực nhìn số tiền bị rút ra khỏi mạng lưới mà không thể làm bất cứ điều gì, vì xét về mặt kỹ thuật thì kẻ tấn công vẫn đang tuân thủ nguyên tắc đã đề ra. Tuy nhiên, những cuộc tấn công tương tự có thể được ngăn chặn nếu bạn viết ra mã nguồn hoàn hảo và chạy thử nghiệm cẩn thận trước.
Cuối cùng, để một ý tưởng khởi nghiệp liên quan tới DAO có thể tiến hành các giao dịch tài chính với thế giới thực, thì nó cần phải có một khuôn khổ pháp lý rõ ràng cũng như quyền sở hữu trí tuệ mới đầy đủ. Sự phát triển của công nghệ Blockchain và tiền điện tử thực sự là quá mới mẻ và quá khác biệt so với các phương thức truyền thống hiện hữu. Vì thế sự bế tắc về mặt pháp lý đang gây ra những bức bối khó chịu cho những nhà phát triển lẫn giới đầu tư về tiền điện tử hiện nay, nhưng giải pháp chỉ là vấn đề thời gian.
Các ví dụ về DAO
Về cơ bản, bất kỳ hệ thống nào có thể tự vận hành theo nguyên tắc phi tập trung và có đồng tiền riêng cho hệ thống thì đều có thể xem như là một DAO. Vì vậy, thực tế hiện nay các mạng lưới tiền điện tử đang vận hành có thể trở thành một DAO, điều dễ nhận ra nhất chính là lúc giai đoạn hệ thống đó đang gây quỹ cộng đồng trước khi chính thức phát hành ra công chúng. Dưới đây là một vài ví dụ điển hình của các DAO nổi tiếng nhất hiện nay:
Dash – Một giải pháp tiền điện tử ngang hàng, đưa ra phương thức thanh toán tức thời và tập trung vào sự riêng tư, ẩn danh.
Digix Global – Được đánh giá là tiêu chuẩn vàng trong tài sản kỹ thuật số ngang hàng. Mỗi mã thông báo Digix Gold đại diện cho 1 gram vàng tiêu chuẩn và được bảo đảm bằng số vàng trong kho của Safehouse.
BitShares – Một sàn giao dịch tiền điện tử phi tập trung, cung cấp giải pháp giao dịch phi tập trung cho các nhà đầu tư và không bị ràng buộc bởi sự quản lý của bất kỳ ai.