Ethereum không còn là một nền tảng độc quyền cho Stablecoin
Ethereum hiện là đơn vị cung cấp nền tảng chủ lực cho stablecoin hoạt động, nó là một phần không thể thiếu của ngành công nghiệp tiền điện tử. Các nhà đầu tư trên thị trường tiền điện tử có xu hướng thực hiện chiến lược kiếm tiền của họ dựa trên sự biến động giá của tiền điện tử thay vì sự ổn định của nó. Chỉ có 11 stablecoin trên thị trường vào năm 2016, nhưng chỉ mỗi năm 2017 đã có thêm 10 cái khác được bổ sung vào bộ sưu tập. Ngày nay, có tổng cộng 66 stablecoin và hơn 134 loại khác vẫn đang được phát triển. Trước năm 2018, phần lớn stablecoin này chủ yếu chạy trên nền tảng Ethereum mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy áp lực từ đối thủ cạnh tranh.
Nhưng kịch bản này đang dần bị lật đổ, theo báo cáo phân tích về Stablecoin vào cuối năm 2018 của Blockchain.com cho thấy, chỉ có 50% số stablecoin mới đang được xây dựng trên nền tảng Ethereum. Thị trường màu mỡ của stablecoin đang dịch chuyển ngay dưới chân chúng ta.
Thị trường tiền điện tử ngày nay
Gần đây, số lượng người tham gia vào thị trường Blockchain tăng lên phụ thuộc vào cơ chế hỗ trợ tài sản. Các khung tài chính phi tập trung (DeFi) như Compound, MakerDAO và Equilibrium không chỉ chịu trách nhiệm cho các cơ chế mới tạo ra tài sản stablecoin, mà còn giải phóng các nhà phát triển để xây dựng các ứng dụng DeFi tiên tiến hơn. Chúng ta đang chứng kiến sự xuất hiện của các loại blockchain mới – gọi là thế hệ Blockchain 3.0 – đã bắt đầu ra mắt. Nó bao gồm những cái tên như Telegram’s TON, Polkadot, Hedera’s HashGraph và Dfinity, không chỉ hứa hẹn những cơ hội mới cho stablecoin mà còn cung cấp khả năng tương tác ra bên ngoài.
Xem thêm: Mua Ethereum: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu
Trong bối cảnh đó, Ethereum vẫn là một lựa chọn khả thi cho các nhóm phát triển các loại tiền tệ ổn định, nhưng có hai lỗ hổng chết người đáng để xem xét: sự khác biệt sản phẩm và khả năng mở rộng. Để áp dụng rộng rãi, một stablecoin phải trực quan và dễ sử dụng nhất có thể. Nó sẽ cần phải hỗ trợ một khối lượng lớn các giao dịch, cũng như duy trì các cơ chế khác nhau trên chuỗi. Với thế hệ 3.0 của công nghệ blockchain ngay trước mắt, một stablecoin cũng phải tương thích chuỗi chéo.
Tại sao Ethereum?
Mặc dù số lượng các dự án blockchain 3.0 đang chiếm số lượng áp đảo trên thị trường, Ethereum vẫn tiếp tục chiếm một phần đáng kể trong thị trường stablecoin vì một số lý do sau:
Tính logic và quy định trên chuỗi được tích hợp sẵn: đây là lý do chính lý giải tại sao các stablecoin dựa trên Ethereum trở thành tiêu chuẩn từ rất sớm và thậm chí đã cung cấp một mô hình kinh doanh đã được minh chứng. Ethereum đồng thời là hệ sinh thái blockchain lớn nhất và dễ tiếp cận nhất trên các chuỗi. Hầu hết các tài sản hiện tại đều dựa trên Ethereum và ngành công nghiệp DeFi mới nổi có nhu cầu rất lớn đối với các stablecoin được thiết kế để hoạt động trong cùng một chuỗi. Hơn nữa, các hợp đồng thông minh Ethereum vượt qua nhiều cuộc kiểm toán và được các cơ quan giám sát an ninh theo dõi chặt chẽ, đôi khi còn ảnh hưởng đến giá Ethereum.
Tổng cộng 93% thị trường stablecoin ngày nay xoay quanh đồng tiền phổ biến dựa trên nền tảng Ethereum là Tether (USDT), nhưng các loại khác đã nhanh chóng phát triển và thu hút người dùng mới như Paxos Standard (PAX), USD Coin (USDC) và Gemini Dollar (GUSD). Trong số các stablecoin này là bằng chứng thuyết phục về khái niệm stablecoin và tất cả chúng đều được xây dựng trên blockchain của Ethereum.
Một cơ chế đồng thuận bảo mật cao
Ethereum sử dụng thuật toán bằng chứng chứng minh công việc (PoW), được công nhận là mạnh mẽ và chống giả mạo tốt hơn rất nhiều khi so sánh thuật toán chứng minh ủy quyền (DPoS). Nhưng đổi lại tính bảo mật, phương thức này phải trả giá bằng hiệu quả tính toán, tiêu tốn năng lượng và tốc độ xử lý.
Ứng dụng dựa trên nền tảng Ethereum có tính tương thích tốt hơn với cơ sở hạ tầng hiện có: Ethereum sử dụng tiêu chuẩn mã thông báo có tên ERC-20, cho phép dễ dàng tương tác với các ví lưu trữ mềm và phần cứng tương thích Ethereum khác. Các dự án dựa trên Ethereum tận hưởng quyền truy cập vào hệ sinh thái phong phú và thịnh vượng ngay từ khi mới bắt đầu.
Các mẫu stablecoin mới
Hiện tại có 33 stablecoin dựa trên Ethereum, 8 stablecoin chạy trên nền tảng Bitshares và 6 trên Stellar. Nhưng tình hình đang dần thay đổi vào năm 2019, khi các nhà phát triển stablecoin đã bắt đầu tìm kiếm các lựa chọn đa dạng hơn. Một số stablecoin mới tích hợp nhiều nền tảng, tiêu biểu như Carbon, ban đầu được phát hành trên Ethereum, sau đó hỗ trợ thêm EOS chỉ vài tháng sau khi phát hành, và thậm chí có kế hoạch cuối cùng có thể sẽ chuyển sang sổ cái phân tán của Hashgraph.
Cũng trong năm nay, các stablecoin mới được đưa vào thị trường lại chủ yếu được xây dựng trên nền tảng EOS như EOSDT, Carbon (CUSD), EUSD và Tether được phát hành trực tuyến trên EOS và nhiều thành viên mới nữa đang chuẩn bị gia nhập thị trường. Câu hỏi về việc liệu EOS có thể “giết chết” Ethereum được hay không? đã tạo ra một cuộc thảo luận sôi nổi trong cộng đồng ETH và EOS, nhưng có vẻ như hiện tại chưa thấy dấu hiệu nào rõ ràng.
Tại sao họ không chọn Ethereum? Khác với vài năm trước đây, hiện tại đã có nhiều nền tảng mới cho các nhà phát triển lựa chọn. Điều này không báo hiệu sự chấm dứt sự thống trị stablecoin của Ethereum, mà cho thấy sự độc quyền của Ethereum đã kết thúc. Với các nền tảng blockchain khác cung cấp nhiều tùy chọn hơn cho các dự án stablecoin, không có lý do gì để các dự án này phải chịu những thiếu sót hiện tại của Ethereum.
Yếu điểm lớn nhất của stablecoin dựa trên Ethereum là đi kèm với băng thông giao dịch hạn chế: Ethereum có thể xử lý tối đa khoảng 25 giao dịch mỗi giây và người dùng phải trả phí cao hơn nếu muốn các giao dịch của họ được xử lý nhanh hơn. Bất kỳ nền tảng nào khao khát tạo ra sự khác biệt trong cách mọi người sử dụng tiền điện tử sẽ yêu cầu băng thông giao dịch lớn hơn nhiều. Các công ty thẻ tín dụng như Visa và MasterCard xử lý vài nghìn giao dịch mỗi giây (Visa tuyên bố đã đạt 47.000 mỗi giây trong năm 2013), do đó, một sản phẩm đại chúng mới sẽ yêu cầu hiệu suất tương tự.
Thật vậy, Vitalik Buterin, người đồng sáng lập Ethereum đã chứng minh một số thay đổi đối với Ethereum có thể làm tăng đáng kể khả năng xử lý giao dịch của nó thông qua tối ưu hóa lớp đầu tiên thông qua quy trình thứ cấp Plasma. Những tinh chỉnh này sẽ giúp blockchain Ethereum có thể xử lý khoảng 100.000 giao dịch mỗi giây nhưng không có mốc thời gian khi nào người dùng sẽ thấy chức năng này được phát hành. Chúng tôi có lẽ sẽ phải chờ khá lâu để thực hiện nó, vì nhóm vẫn chưa lắp ráp một nguyên mẫu hoạt động sau khi thử nhiều phiên bản khác nhau.
Một vấn đề cơ bản khác của Ethereum liên quan đến khả năng mở rộng: sản phẩm chính của Ethereum là hợp đồng thông minh, được viết bằng ngôn ngữ lập trình có tên là Solidity. Các nhà phát triển có thể sử dụng Solidity để biến các thỏa thuận giữa người mua và người bán thành mã máy tính tự thực thi, nhưng khi nó cố gắng phục vụ quá nhiều người dùng cùng một lúc, mọi thứ bắt đầu chậm lại.
Solidity hoàn toàn khác biệt với các ngôn ngữ chính phổ biến ở nhiều khía cạnh, điều này gây khó khăn trong việc học và làm việc với nó. Ngôn ngữ đòi hỏi quá mức trong kiến trúc hệ thống, trình tối ưu hóa của nó yếu và tạo mã chậm, do đó, ngay cả các thao tác đơn giản cũng phụ thuộc nhiều vào các hướng dẫn không rõ ràng. Hơn nữa, Solidity không hỗ trợ môi trường phát triển tích hợp – một phần mềm giúp lập trình viên viết mã chất lượng trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Thiếu khả năng tương tác trên các chuỗi khối Ethereum: vấn đề này không giống như ba năm trước, khi chỉ có một blockchain cho các hợp đồng thông minh và phát triển ứng dụng phi tập trung (DApp). Ngày nay, ngoài blockchain của Ethereum còn có Tron, Waves, Tezos, Quarkchain – và thậm chí cả EOSIO.
Vậy tiếp theo là gì? Giai đoạn tiếp theo của sự phát triển của thị trường stablecoin là về sự cạnh tranh giữa Ethereum, EOS và các nền tảng blockchain khác. Thị trường tiền điện tử đang nhận ra giá trị mà stablecoin mang lại, khi khối lượng giao dịch stablecoin toàn cầu tăng từ 12,5 tỷ đô la năm 2017 lên 82 tỷ đô la vào năm 2018. Tether là loại tiền điện tử được giao dịch lớn thứ hai (khoảng 60% khối lượng giao dịch hàng ngày của Bitcoin), bước vào top 10 bảng xếp hạng tài sản tiền điện tử hàng đầu theo giá trị thị trường vào đầu năm nay.
Mời các bạn tham gia nhóm thảo luận và nhận bài viết mới tại:
ZALO: https://zaloapp.com/g/msmpuk783
TELEGRAM: https://t.me/group_daututienao
FANPAGE: https://www.facebook.com/daututienao.info
By Alex Melikhov – Cointelegraph|Dịch bởi Đầu tư tiền ảo