Học viện Binance | Những khái niệm cơ bản về tiền mã hóa

Tiền Mã Hóa Là Gì ?

Tiền mã hóa là một hình thái kỹ thuật số của tiền tệ. Bạn có thể sử dụng nó để gửi hoặc nhận nó từ bạn bè, mua sắm các vật dụng hàng ngày, hoặc đặt vé máy bay hay thuê phòng khách sạn. Vì tiền mã hóa là một dạng tài sản kỹ thuật số, cho nên bạn có thể gửi nó đến người thân và gia đình ở khắp mọi nơi trên thế giới thông qua vài bước đơn giản và chi phí không đáng kể.

Vậy nó cũng giống như PayPal hay chuyển khoản ngân hàng thôi mà, đúng không? Không hẳn là như vậy. Nó thú vị hơn rất nhiều!

Như bạn thấy, các cổng thanh toán trực tuyến truyền thống đều thuộc quyền sở hữu của những tổ chức lớn. Họ sẽ nắm giữ tiền thay cho bạn, và bạn sẽ phải yêu cầu họ chuyển tiền thay mặt cho mình mỗi khi muốn tiêu dùng.

Với tiền mã hóa thì chẳng có tổ chức trung gian nào ở đấy cả. Bạn, bạn bè của bạn và hàng nghìn người khác có thể tự đóng vai làm ngân hàng của chính mình thông qua việc chạy những phần mềm miễn phí. Máy tính của bạn sẽ được kết nối thẳng đến máy tính của những người khác, đồng nghĩa với việc giao dịch sẽ được thực hiện trực tiếp – không cần phải qua trung gian!

Để sử dụng tiền mã hóa, bạn không cần đăng ký địa chỉ email và mật khẩu trên một trang web nào cả. Bạn có thể tải xuống các ứng dụng hỗ trợ tiền mã hóa về smartphone và bắt đầu gửi nhận tiền chỉ sau ít phút.

Vì sao lại gọi là tiền mã hóa?

Cái tên tiền mã hóa là sự kết hợp giữa mã hóa trong mật mã học và tiền tệ. Với tiền mã hóa, các phương thức mã hóa phức tạp sẽ được sử dụng để bảo vệ quỹ tiền, đảm bảo không ai khác ngoài chủ sở hữu có thể sử dụng chúng.

Bạn không cần phải hiểu tất cả những điều này – những ứng dụng bạn sử dụng sẽ làm điều đó thay cho bạn. Bạn sẽ không cần phải nắm rõ cơ chế hoạt động của những thứ đằng sau.

Tuy nhiên, nếu bạn có hứng thú về chủ đề này và muốn tìm hiểu sâu hơn thì mình có sẵn nhiều bài viết dành cho bạn:

Mật mã hóa Khóa công khai là gì?

≡ Chữ ký Số là gì? sự giống và khác nhau với chữ ký điện tử

Do đó, loại tiền tệ này không do một cá nhân đơn lẻ nào sở hữu. Chúng sủ dụng mật mã học để bảo vệ hệ thống. Nhưng chẳng phải chúng ta đã có sẵn các ứng dụng thanh toán rồi đúng không, vậy tại sao lại phải quan tâm đến tiền mã hóa nữa? Bởi vì tiền điện tử có 3 đăc tính cơ bản sau:

Thế còn cái đồng tiền  Bitcoin mà người ta nhắc đến rất nhiều là gì? Đó là đồng tiền mã hóa đầu tiên, và tính đến thời điểm hiện tại vẫn là đồng tiền mã hóa được sử dụng phổ biến nhất.

Ai đã phát minh ra Bitcoin?

Kỳ lạ thay, chúng ta không thật sự biết được ai là người đã phát minh ra Bitcoin cả. Chúng ta chỉ biết đến họ thông qua bí danh Satoshi Nakamoto mà thôi. Satoshi có thể là một người, hay một nhóm các lập trình viên, hoặc nếu bạn tin vào các thuyết âm mưu, thì có thể là người ngoài hành tinh, người du hành thời gian hoặc một cơ quan chính quyền bí mật.

Satoshi đã đăng tải một tài liệu dài 9 trang vào năm 2008, diễn giải chi tiết cách hoạt động của hệ thống Bitcoin. Ít tháng sau, phần mềm của Bitcoin được ra mắt.

Bitcoin cung cấp nền tảng cho nhiều đồng tiền mã hóa khác. Một số sử dụng chung phần mềm với đồng tiền này, trong khi số khác lại áp dụng một hướng tiếp cận hoàn toàn mới. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa những đồng tiền mã hóa này?

Sẽ mất vài tuần để có thể tổng hợp một danh sách tất cả điểm khác biệt giữa các đồng tiền mã hóa. Có những đồng tiền sở hữu tốc độ nhanh hơn, một số thì đề cao tính riêng tư, số khác thì xem trọng vấn đề bảo mật, và một số khác thì có thể lập trình được.

Trong lĩnh vực tiền mã hóa, bạn sẽ hay nghe người ta nói: Do Your Own Research (viết tắt là DYOR), có nghĩa là “Hãy tự mình nghiên cứu”. Câu nói này ám chỉ việc bạn không nên tin tưởng 100% vào chỉ một nguồn thông tin mà bạn phải đọc và tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.

Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập đến loại công nghệ làm nền tảng cho rất nhiều đồng tiền mã hóa, được biết đến với tên gọi blockchain.

Blockchain là gì?

Bạn không nên cảm thấy bị choáng ngợp bởi những thuật ngữ mà người ta thường sử dụng để mô tả về “blockchain”. Blockchain chỉ là một cơ sở dữ liệu. Bản chất của nó cũng không quá phức tạp – bạn có thể tạo nó trên một bảng tính mà không phải mất quá nhiều công sức.

Các cơ sở dữ liệu này có nhiều điểm đặc biệt. Đầu tiên là blockchain chỉ có thể tăng lên. Điều này có nghĩa là bạn chỉ có thể thêm thông tin – bạn không thể chọn một ô và xóa dữ liệu đã có sẵn ở đó, hoặc chỉnh sửa nó theo bất kỳ cách nào.

Điểm thứ hai là mỗi bộ dữ liệu thêm vào (gọi là một block hay là “khối”) cơ sở dữ liệu sẽ có liên kết mật mã học với khối trước. Nói một cách đơn giản, mỗi bộ dữ liệu phải có chung một truy vấn kỹ thuật số (hash) đối với khối trước nó .

Và đơn giản chỉ vậy thôi! Vì các block được liên kết với nhau, tập hợp của chúng sẽ là một chuỗi các khối. Hay như người ta thường gọi là blockchain – chuỗi khối.

Blockchain là bất biến: Nếu bạn thay đổi một khối, truy vẫn liên quan với nó cũng sẽ thay đổi. Vì truy vấn này sẽ phải xuất hiện trong khối tiếp theo, khối tiếp theo bắt buộc cũng sẽ phải thay đổi. Và điều tương tự sẽ lặp lại với những khối sau đó trong chuỗi. Bạn sẽ tạo ra một hiệu ứng domino, mọi thay đổi đều được phản ánh rõ ràng. Bạn sẽ không thể thay đổi thông tin mà không khiến người khác phải chú ý.

Bạn đang cảm thấy bị ngợp kiến thức? Không sao cả. Thứ công nghệ ở đây không đơn giản như là Google Sheets. Bất kỳ ai cũng có thể tải xuống các block từ những người khác trên mạng lưới để tạo các bản sao blockchain trên máy tính của họ. Đó là chức năng của phần mềm mà chúng tôi đã đề cập ở trên.

Giả sử bạn và Alice, Bob, Carol cùng Dan đang chạy phần mềm. Bạn nói “Tôi muốn gửi 5 đồng coin cho Bob.” Bạn gửi thông tin này đến tất cả những người khác, nhưng tiền sẽ chưa được gửi đến Bob ngay.

Cùng lúc đó, Carol cũng quyết định gửi cho Alice 5 đồng coin. Cô ấy gửi thông tin này đến toàn mạng lưới. Vào một thời điểm, một người dùng có thể thu thập đủ thông tin để tạo nên một block.

Nếu có người tạo block, thì điều gì sẽ ngăn không cho họ gian lận?

Bạn có thể tạo một block có chứa thông tin “Bob gửi cho tôi 1 triệu coin.” Hoặc mua xe Lamborghini và áo lông thú từ Carol bằng những đồng tiền mà bạn thực chất không có.

Đó không phải là cách mọi thứ hoạt động. Nhờ mật mã học, lý thuyết trò chơi và một thứ gọi là thuật toán đồng thuận, hệ thống sẽ ngăn không cho bạn sử dụng đồng tiền mà bạn không thực sự sở hữu.

Thuật toán đồng thuận

Trong ngữ cảnh tiền điện tử, thuật toán đồng thuận là một yếu tố quan trọng của mỗi mạng blockchain vì chúng chịu trách nhiệm duy trì tính toàn vẹn và bảo mật của hệ thống phân tán. Thuật toán đồng thuận đầu tiên được tạo ra là Proof of Work (PoW), được thiết kế bởi Satoshi Nakamoto và được thực hiện trên Bitcoin như một cách để khắc phục lỗi Byzantine.

Thuật toán đồng thuận có thể được định nghĩa là một cơ chế mà qua đó một mạng blockchain đạt được sự đồng thuận. Các blockchain công cộng (phi tập trung) được xây dựng như là các hệ thống phân tán. Vì không lệ thuộc vào một cơ quan trung ương nên các nút phân tán cần phải đồng thuận về tính hợp lệ của các giao dịch và đây là lúc để các thuật toán đồng thuận thể hiện vai trò. Chúng đảm bảo rằng các quy tắc giao thức đang được tuân theo và đảm bảo rằng tất cả các giao dịch diễn ra một cách đáng tin cậy, nhờ vậy đảm bảo các đồng coin chỉ có thể được chi tiêu một lần trong giao dịch.

Trước khi chúng ta đi sâu vào các loại thuật toán đồng thuận khác nhau, điều quan trọng là phải hiểu sự khác biệt giữa thuật toán và giao thức.

Thuật toán đồng thuận và Giao thức

Thuật ngữ thuật toán và giao thức thường được sử dụng có thể thay thế cho nhau, nhưng chúng không giống nhau. Nói một cách đơn giản, chúng ta có thể định nghĩa một giao thức như là các quy tắc chính của một blockchain và thuật toán là cơ chế mà qua đó các quy tắc này sẽ được tuân theo.

Bên cạnh việc được sử dụng rộng rãi trên các hệ thống tài chính, công nghệ blockchain có thể được áp dụng cho nhiều lĩnh vực kinh doanh và có thể phù hợp với các trường hợp sử dụng khác nhau. Nhưng trong bất kể ngữ cảnh nào, một mạng blockchain sẽ được xây dựng trên một giao thức giúp định ra cách hệ thống được yêu cầu làm việc, vì vậy tất cả các phần khác nhau của hệ thống và tất cả những đối tượng tham gia vào mạng sẽ cần phải tuân theo các quy tắc của giao thức.

Trong khi giao thức định ra các quy tắc, thuật toán cho hệ thống biết các bước cần thực hiện để tuân thủ các quy tắc này và để tạo ra kết quả mong muốn. Ví dụ, thuật toán đồng thuận của một blockchain quyết định tính hợp lệ của các giao dịch và các khối. Vì vậy, Bitcoin và Ethereum là các giao thức trong khi Proof of Work và Proof of Stake là các thuật toán đồng thuận của chúng.

Để minh họa thêm, hãy xem xét giao thức Bitcoin định ra cách các nút tương tác, cách dữ liệu được truyền giữa chúng và các yêu cầu cho việc xác thực khối thành công. Mặt khác, thuật toán đồng thuận có trách nhiệm xác minh số dư và chữ ký, xác nhận giao dịch, và thực hiện xác nhận khối. Tất cả những điều này phụ thuộc vào sự đồng thuận của mạng.

Các loại thuật toán đồng thuận

Có một số loại thuật toán đồng thuận. Các thuật toán được triển khai phổ biến nhất là PoW và PoS. Mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng khi cố gắng cân bằng giữa tính bảo mật với chức năng và khả năng mở rộng.

Bằng chứng công việc (PoW)

PoW là thuật toán đồng thuận đầu tiên được tạo ra. Nó được sử dụng trên Bitcoin và nhiều đồng tiền điện tử khác. Thuật toán Proof of Work là một phần thiết yếu của quá trình đào coin.

Đào coin dùng PoW liên quan đến nhiều nỗ lực băm, vì vậy khả năng tính toán càng lớn có nghĩa là thực hiện được nhiều phép thử hơn trên mỗi giây. Nói cách khác, thợ đào có tỷ lệ băm cao có cơ hội tốt hơn để tìm một lời giải hợp lệ cho khối tiếp theo (aka. hàm băm khối). Thuật toán đồng thuận PoW đảm bảo rằng các thợ mỏ chỉ có thể xác nhận một khối giao dịch mới và thêm nó vào blockchain nếu các nút phân tán của mạng đạt được sự đồng thuận và đồng ý rằng hàm băm khối được đưa ra bởi thợ mỏ là một bằng chứng công việc hợp lệ.

Bằng chứng cổ phần (PoS)

Thuật toán đồng thuận PoS được phát triển vào năm 2011 như là một giải pháp thay thế cho PoW. Mặc dù PoS và PoW có các mục tiêu giống nhau, chúng có một số khác biệt và đặc thù cơ bản, đặc biệt là trong quá trình xác nhận khối mới.

Nói tóm gọn, thuật toán đồng thuận Proof of Stake thay thế PoW bằng một cơ chế mà trong đó các khối được xác nhận theo tỷ lệ cổ phần của những người tham gia. Trình xác nhận hợp lệ của mỗi khối (cũng được gọi là thợ đúc tiền) được xác định bằng tỉ lệ cổ phần của đồng tiền điện tử chứ không phải bằng lượng công suất tính toán được phân bổ. Mỗi hệ thống PoS có thể thực hiện thuật toán theo nhiều cách khác nhau, nhưng nói chung, blockchain được bảo đảm bằng một quá trình bầu chọn giả ngẫu nhiên dựa trên việc xem xét tài sản của nút và độ tuổi của coin (thời gian các đồng coin được khóa hoặc đặt cọc) – cùng với một hệ số ngẫu nhiên.

Blockchain Ethereum hiện đang dựa trên thuật toán PoW nhưng sẽ chuyển đổi sang PoS nhờ giao thức Casper sẽ được phát hành nhằm tăng khả năng mở rộng của mạng.

Tại sao các thuật toán đồng thuận có ý nghĩa quan trọng đối với tiền điện tử?

Như đã đề cập trước đây, các thuật toán đồng thuận là rất quan trọng để duy trì tính toàn vẹn và bảo mật của mạng tiền điện tử. Chúng cung cấp phương tiện để các nút phân tán đạt được sự đồng thuận về phiên bản đúng của blockchain. Việc đồng thuận với trạng thái blockchain hiện tại là điều cần thiết cho một hệ thống kinh tế kỹ thuật số hoạt động đúng.

Thuật toán đồng thuận Proof of Work được coi là một trong những lời giải tốt nhất cho Bài toán các vị tướng Byzantine. Nó cho phép tạo ra Bitcoin như một hệ thống chịu lỗi Byzantine. Điều này có nghĩa rằng blockchain Bitcoin có khả năng chống lại các cuộc tấn công, chẳng hạn như tấn công 51% (hoặc tấn công nhờ vào chiếm đa số). Khả năng này có được không chỉ nhờ vào tính phi tập trung của mạng mà còn nhờ vào thuật toán PoW. Chi phí cao liên quan đến quá trình đào khiến cho các thợ đào sẽ không đầu tư nguồn lực của họ để phá vỡ mạng lưới.

Bạn đã biết hết về những thứ ở trên và chỉ muốn học cách giao dịch với đầu tư? Hãy chuyển sang phần tiếp theo.

Giao dịch

Có thể bạn đã biết là tiền mã hóa và blockchain hiện đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dễ thấy rằng một trong những công dụng lớn nhất của chúng lúc này là để đầu cơ.

Giao dịch thường là cách tiếp cận nhanh nhất để kiếm tiền. Nhà đầu tư có thể dễ dàng mở và đóng các vị thế tiền mã hóa. Nhưng làm thế nào để biết thời điểm nên vào hay ra thị trường?

Một trong những cách thông thường để hiểu thị trường tiền mã hóa là thông qua phân tích kỹ thuật (TA). Các nhà phân tích kỹ thuật sẽ nhìn vào biến động giá, đồ thị và các dạng dữ liệu khác để tìm tín hiệu kiếm tiền.

Có lẽ bạn đang nóng lòng muốn bắt đầu giao dịch ngay. Trên lý thuyết thì bạn đã có thể làm như vậy. Nó vô cùng đơn giản! Tuy nhiên, giao dịch không phải là lĩnh vực dành cho những tay mơ! Chúng tôi sẽ phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho bạn tất cả những gì cần biết để giao dịch.

Đầu tư

Nhà đầu tư có thể lập các vị thế dài hạn dựa trên các yếu tố cơ bản của khoản đầu tư. Ví dụ như là lợi nhuận mà công ty kiếm được. Dù tiền mã hóa là một lớp tài sản mới xuất hiện và có nhiều đặc tính độc nhất, song chúng cũng có thể được nhìn nhận theo góc độ tương tự.

Nhiều nhà đầu tư Bitcoin thường theo trường phái “HODL”. Tức là họ cực kỳ tin tưởng vào khả năng thành công của Bitcoin đến nỗi họ sẵn sàng nắm giữ nó trong một khoảng thời gian dài mà không hề có ý định bán. Nhưng đừng quá tin những gì họ nói! Hãy đọc hướng dẫn về Bitcoin của chúng tôi và tự đưa ra quyết định của bạn.

Sau khi đã đọc, bạn có thể chọn trở thành một HODLer Bitcoin hoặc là không. Bạn có thể trở thành nhà đầu tư vào Bitcoin chỉ sau vài phút. Chỉ cần truy cập trang Mua Tiền mã hóa và làm theo hướng dẫn.

Quá trình đăng ký sẽ vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Bạn cũng không cần phải mua số lượng lớn. Bạn có thể bắt đầu đầu tư với số tiền chỉ 15 USD! Vậy nên bạn cần để ý điều gì khi đầu tư tiền mã hóa?

Thu nhập thụ động

Chúng ta đã nói về giao dịch và đầu tư. Những hoạt động này đòi hỏi rất nhiều thời gian, điều mà không phải ai cũng có. Nếu bạn là một người bận rộn, chúng tôi có những lựa chọn kiếm tiền khác dành cho bạn.

Warren Buffett, một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại, đã từng nói: “Nếu bạn không tìm được cách kiếm tiền ngay cả khi đang ngủ, bạn sẽ phải làm việc cho đến lúc chết.”

Tin tốt đây, thế giới tiền mã hóa có nhiều cơ hội kiếm thu nhập thụ động. Bạn có thể sử dụng tài sản tiền mã hóa của mình để kiếm thêm tiền mã hóa khác!

Vậy sao mọi người không làm như vậy? Có lẽ là họ chưa biết đến nó. Nhưng giờ thì bạn đã biết rồi đó!

Một trong những cách để kiếm thu nhập thụ động là cho vay tài sản mã hóa của bạn cho những người khác. Đổi lại, họ sẽ trả lãi vay cho bạn.

Ngoài ra, bạn có thể đã nghe nói về đào Bitcoin. Nó là hoạt động sử dụng nhiều máy tính ồn ào và đắt tiền để nhận phần thưởng Bitcoin. Tuy nhiên, có những cách khác để bảo mật mạng lưới tiền điện tử. Một trong số đó là thông qua một quá trình được gọi là staking.

Riêng tư và Bảo mật

Kỷ nguyên kỹ thuật số đã mang lại một số tiến bộ đáng kinh ngạc. Thật không may, nó cũng sản sinh ra nhiều phương thức đánh cắp dữ liệu tinh vi hơn mà không phải ai trong chúng ta cũng có thể nhận thức đúng đắn để phòng tránh. Bạn có biết cách tốt nhất để đối phó với ransomware? Hoặc các bước bạn có thể thực hiện để ngăn các trang web tìm ra nơi bạn đang duyệt?

Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn nhanh chóng gia tăng vốn hiểu biết của mình để cùng với daututienao.info bước tới những chặng đường lớn lao hơn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *