Thuật toán Proof of Stake là gì?
Giới thiệu thuật toán Proof of Stake (PoS)
Thuật toán Proof of Stake ra đời khoảng 2011, nguyên lý hoạt động dựa trên số tiền bạn đang có trong tài khoản. Một người tin tưởng sẽ được chọn ngẫu nhiên để ủy thác block mỗi giây hoặc mỗi phút. Người này sẽ là người có nhiều tiền chưa được gửi đi nhất trong cộng đồng. Các bạn cần lưu ý rằng, cộng đồng tiền ảo và blockchain khi nói đến thuật toán này họ thường gọi “Thuật toán PoS” thay vì viết đầy đủ của nó.
Vì họ có nhiều tiền trong tài khoản nên người này sẽ bị mất nếu có hành động sai trái hoặc gây tổn hại đến lòng tin. Chắc chắn không ai muốn mình bị mất tiền, nên họ phải hành động đúng chuẩn mực và làm gương cho cộng đồng. Những người này đã đầu tư nhiều tiền vào hệ thống lâu dài và tin tưởng vào sự phát triển của nền tảng. Chính vì vậy, họ sẽ có giá trị lòng tin cao hơn người khác, và khả năng họ bị tấn công mạng để trộm mất toàn bộ số tiền là gần như không thể xảy ra.
Về mặt lý thuyết, hacker muốn phá sập hệ thống hoạt động dựa trên thuật toán Proof of Stake phải có hơn 51% số tiền của toàn bộ cộng đồng.
Mời các bạn tham gia nhóm thảo luận và nhận bài viết mới tại:
ZALO: https://zaloapp.com/g/msmpuk783
TELEGRAM: https://web.telegram.org/#/im?p=@group_daututienao
FANPAGE: https://www.facebook.com/daututienao.info
HẠN CHẾ CỦA THUẬT TOÁN PROOF OF STAKE
Thuật toán Proof of Stake có hạn chế là những tài khoản không có tiền có thể được mua lại để sử dụng cho việc khai thác những đồng tiền nguyên thủy, dẫn đến nguy cơ có thể bị lợi dụng để tấn công vào hệ thống. Kiểu tấn công này được gọi là Rewrite Attack. Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về kiểu tấn công này nhé.
Vì thế, những cỗ máy tính được đầu tư bài bản lại tốn thêm thời gian cho việc lục lọi lại lịch sử giao dịch thay vì hướng đến sự đồng thuận! Vấn đề còn nghiêm trọng hơn ở chỗ, người sáng lập ra nền tảng đó có thể viết lại lịch sử giao dịch bất cứ thời điểm nào mà họ muốn. Sau đó, họ có thể chọn ra đại biểu tin tưởng theo cách của họ mà không màng đến sự công bằng cho toàn cộng đồng.
Hãy hình dung, các giao dịch khác nhau sẽ nằm trên các block và các chuỗi khác nhau, bạn sẽ phải quyết định bỏ ra một ít tiền để bầu cho nhánh nào và bỏ nhánh nào. Khi bạn bầu xong thì số tiền của bạn sẽ bị trừ đi một ít, nhưng số tiền bạn bỏ ra là tiền thật. Đồng tiền sử dụng để bầu là đồng coin tự nhiên của chính nền tảng đó. Cuối cùng, bạn sẽ nhận được tiền nếu vote cho nhánh lớn và sẽ mất tiền nếu vote sai nhánh. Thật không may, bạn sẽ không thể biết trước mình thuộc nhánh lớn hay nhỏ, cho đến khi mọi thứ có kết quả. Bạn càng sở hữu nhiều tiền ảo, thì khả năng bạn dành phần thắng trong trò chơi này sẽ càng lớn.
Nghe cứ như bạn đang chơi xổ số ấy nhỉ. Nhưng thực tế quá trình này vẫn bị hao tổn một lượng chi phí vận hành, khiến cho đồng tiền thực tế của nền tảng sẽ bị mất dần, nên dẫn đến giá của đồng tiền ngày càng tăng vì khan hiếm dần.
Source: Medium – Will Shahda
Ưu điểm của thuật toán Proof of Stake
Lúc mới ra đời, thuật ngữ Proof of Stake làm mọi người khá hiếu kỳ, song ưu điểm của nó mang lại lớn hơn nhiều vì nó giúp tránh được hao phí nhiên liệu và tài nguyên hơn nhiều so với thuật toán Proof of Work. Cơ chế hoạt động là ai bỏ tiền vào nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng để giải mã khối block đang cần xử lý. Cơ chế này có vẻ mang tính thị trường và đang được áp dụng cho một số Coin như DASH hay NEO và một số coin khác.
Lời kết
Tóm lại, cả hai thuật toán PoW và PoS đều có mục đích chung là đi đến sự đồng thuận (consensus), nhưng từ thực tế vận hành cho thấy, thuật toán Proof of Stake có tốc độ xử lý nhanh hơn, không tốn nhiều năng lượng và cũng không cần sử dụng máy đào như PoW. Chính vì thế, nền tảng Ethereum đang chuyển từ PoW sang PoS.
Vấn đề nhỏ còn lại là tính an toàn như thế nào thì chưa được kiểm chứng. Vì mỗi cá thể máy tính đều có cơ chế vận hành tự động, nên có thể diễn ra trường hợp tất cả đều bán và làm giá giảm đồng của nền tảng. Trong quá khứ, chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc tấn công trên hệ thống tự vận hành (economy based system). Nhưng không thể phủ nhận là giải pháp này có thể chống lại các account giả mạo, được sử dụng để tấn công vào mạng lưới theo kiểu Sybil Attack. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm về Sybil Attack nếu có ý định đi sâu vào blockchain và tiền ảo nhé.
Đọc thêm: Thuật toán Voting Algorithm là gì?
Đọc thêm: Thuật toán Proof of Work là gì?
Đọc thêm: Thuật toán Leader Base là gì?
Đọc thêm: Thuật toán Virtual Voting là gì?