Thuật toán Virtual Voting là gì?

Giới thiệu thuật toán Virtual Voting

Thuật toán Virtual Voting hay còn gọi là “thuật toán Bình chọn ảo” là một ý tưởng hay và đơn giản đến mức, khi lần đầu tiên được giới thiệu, nó đã làm cho nhiều người cảm thấy rất ngạc nhiên vì sao 30 năm qua trong ngành khoa học máy tính chưa ai nghĩ ra. Virtual Voting cũng hoạt động dựa trên nguyên lý bầu chọn kiểu cũ nhưng có một vài cải tiến thêm với mức độ tinh vi cao hơn và nhiều năng lực hơn.

———————————————————————————————————————
Mời các bạn tham gia nhóm để thảo luận và nhận bài viết mới tại:

ZALO: https://zaloapp.com/g/msmpuk783
TELEGRAM: https://web.telegram.org/#/im?p=@group_daututienao
FANPAGE: https://www.facebook.com/daututienao.info

———————————————————————————————————————

Ưu điểm của thuật toán Virtual Voting

Cải tiến lớn nhất của nó là hệ thống “Voting System” nhưng lại không cần bất kỳ phiếu bầu (votes) nào! Chính vì vậy, lượng data để thực hiện quy trình vote này gần như bằng 0, kiểu như vote mà lại không vote ấy. Vì có ưu điểm như vậy nên hệ thống Virtual Voting này không cần phải gửi dữ liệu (phiếu bầu) đến các máy tính thành viên, rồi thu thập kết quả (phiếu đã được bầu), rồi lại gửi kết quả cuối cùng đến từng máy tính để thông báo cho họ là ai đã vote cái gì, vân vân …  và vân vân…. Do lượng băng thông truyền đi = 0, thời gian xử lý cũng =0, nên lượng băng thông tiêu tốn vào quy trình bầu chọn này đạt được là thấp nhất có thể, cộng với thời cũng ít nhất.

Binary, Black, Cyber, Data, Digits, Hack

Trong hệ thống Virtual Voting, mỗi máy tính trong mạng lưới đều “biết trước” đối phương (máy tính khác) đã làm gì, tại thời điểm nào. Tức máy A sẽ biết máy B đã làm gì vào lúc nào, tương tự B cũng biết A làm gì và vào thời điểm nào … tương tự các máy C, D, E, F …. Để làm được điều này, họ dùng giao thức Gossip (truyền tin) và Gossip about Gossip (Truyền tin lẫn nhau). Hiện nay chỉ mới có nền tảng Hashgraph sử dụng thuật toán này và họ tuyên bố rằng nền tảng mới này có thể xử lý được tới 10.000 giao dịch mỗi giây .

Superhero, Girl, Speed, Runner, Running

Như vậy, với Hashgraph, chúng ta đạt được độ an toàn bảo mật cao nhất của Voting Based System, không phải lãng phí điện năng và tài nguyên như PoW, không cần có thủ lĩnh đứng ra sắp xếp giao dịch như thuật toán Leader Base nên tránh được tấn công mạng DDoS nhằm vào Leader, mang lại sự công bằng (Fairness) và có tốc độ trao đổi nhanh nhất của Gossip Protocol. Hashgraph lập luận rằng, với thuật toán Virtual Voting thì một vài máy tính bị tấn công cũng không ảnh hưởng gì đến nền tảng vì với Hashgraph, mỗi máy tính đều có sự liên lạc với nhiều máy khác nên có thể tìm ra sự đồng thuận và nếu có kẻ lạ xâm nhập thì sẽ bị phát hiện ngay.

Hạn chế của thuật toán Virtual Voting

Điểm hạn chế của thuật toán này là vẫn chưa khắc phục được lỗi Asynchronous Byzantine – lỗi không đồng bộ Byzantine hay Byzantine Fault Tolerant (BFT).

Theo tiến sỹ Leemon Baird, người đã nghiên cứu về khoa học máy tính suốt 30 năm qua về các dạng thuật toán, nhưng ông cũng phải thừa nhận rằng hiện nay thuật toán này thực sự chưa khắc phục được lỗi BFT. Ông nghĩ rằng, nếu ai có thể vận hành thuật toán Voting này trên quy mô lớn, và khắc phục được lỗi BFT thì tính ứng dụng của nó là chuyện không cần phải bàn cãi.

Tóm lại, thuật toán này khá mới mẻ, còn ít nền tảng ứng dụng nó rộng rãi nên độ tin cậy và các yếu tố khác có thực sự đạt được như những gì Hashgraph tuyên bố hay không thì cần phải có thời gian kiểm chứng cụ thể. Các bạn có thể đọc thêm bài phản biện của chuyên gia về nền tảng Hashgraph để có thêm thông tin nhé.

Đọc thêm: Hedera Hashgraph có thể xử lý 10.000 giao dịch mỗi giây ???

Đọc thêm: Thuật toán Voting Algorithm là gì?
Đọc thêm: Thuật toán Proof of Work là gì?
Đọc thêm: Thuật toán Proof of Stake là gì?
Đọc thêm: Thuật toán Leader Base là gì?

FOLLOW US ON