Thuật toán Voting Algorithm là gì?

Thuật toán Voting Algorithm

Đây không phải là một thuật toán mới, nó ra đời vào những năm 1970 nhưng lại được ít người biết tới vì tốc độ xử lý dữ liệu và truyền tin chậm. Voting Algorithm còn được gọi là Thuật toán Bình chọn. Hãy tưởng tượng nó hoạt động giống như quy trình bầu cử, kết quả chung cuộc là sự bỏ phiếu từ cộng đồng và dựa vào số đông. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thuật toán này lại rất phức tạp trong lập trình vì nó có nhiều tiến trình khác nhau.

Quy trình để thực hiện thuật toán Voting Algorithm có thể diễn giải đơn giản như sau: đầu tiên chúng ta phải gửi tất cả phiếu bầu cho các máy tính. Để đơn giản, các phiếu này chỉ gồm một vài câu hỏi mà câu trả lời chỉ có Đúng hay Sai, đây là bước cơ bản nhất. 

Sau khi các máy tính đã trả lời (vote) vào phiếu bầu, thì phải thu thập những phiếu này lại. Sau đó, lại phải gửi thông báo cho các thành viên đã thực hiện việc bỏ phiếu về kết quả cuối cùng và kết quả của từng thành viên đã bầu cho cái gì và bầu như thế nào để ai cũng hiểu rõ, tiếp theo mới tới giai đoạn thực thi.

Nói chung quy trình này rất “lằng nhằng” và nhiều vòng lặp, nhưng chỉ đơn giản là thu thập câu trả lời Đúng hay Sai, chứ chưa nói đến các câu hỏi phức tạp khác. Nhưng kết quả lại khá mỹ mãn và làm hài lòng các thành viên tham gia vì “ai cũng biết ai đã và đang làm cái gì” và làm nó như thế nào, có vi phạm vào quy trình hay không. Nhược điểm của thuật toán này là rất khó cài đặt biến thời gian vào trong từng lá phiếu.

Một câu hỏi được đặt ra là thuật toán này có bảo mật không? có an toàn cho cộng đồng không? Có dễ bị hacker tấn công vào “cuộc bầu cử” không? Câu trả lời là RẤT BẢO MẬT, rất an toàn, và đã được chứng minh thực nghiệm về mặt toán học.

Ngoài ra, thuật toán này rất Bình đẳng (Fair) và Minh bạch (Transparency) có thể là được xem phương thức bình đẳng nhất trong các thuật toán hiện nay. Tại sao bình đẳng lại quan trọng trong thực tiễn? Vì nếu nó không tạo ra môi trường bình đẳng thì giao dịch của chúng có thể tạo ra trước nhưng lại bị xử lý sau các giao dịch khác, được chọn thực thi hoặc mãi mãi không được chọn. Sự bình đẳng trong xử lý dữ liệu và bầu cử giúp các thành viên đều có vị trí và tiếng nói như nhau trong cùng hệ thống.

Nhưng bởi vì nó phức tạp và nhiều vòng lặp nên xử lý RẤT CHẬM, chiếm lượng băng thông lớn! Nên sự thật đáng buồn là đã hơn 30 năm rồi chẳng ai dùng đến. Nhưng gần đây Hashgraph đang tìm cách cải tiến để tận dụng được những ưu thế của thuật toán này.

Xem thêm: Hedera Hashgraph có thể xử lý 10.000 giao dịch mỗi giây ???

Đọc thêm: Thuật toán Proof of Work là gì?
Đọc thêm: Thuật toán Proof of Stake là gì?
Đọc thêm: Thuật toán Leader Base là gì?
Đọc thêm: Thuật toán Virtual Voting là gì?

FOLLOW US ON