97% Sàn giao dịch sẽ đóng cửa nếu Hàn Quốc không có quy định rõ ràng
Các nhà quản lý Hàn Quốc dường như ủng hộ công nghệ blockchain hơn các loại tiền điện tử và một số sự kiện gần đây đã củng cố thêm cho giả thuyết này. Do đó, có tới 97% sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số tại quốc gia này có nguy cơ phải đóng cửa, một tờ báo địa phương cho biết.
Trong khi đó, các chính trị gia và cơ quan quản lý tại quốc gia này đã bắt đầu vận động để đưa ra một bộ quy định mới, mang tới một số thể chế rõ ràng cho thị trường tiền điện tử có thể vận hành phù hợp với quy định của pháp luật hiện nay. Vì vậy, hãy xem họ sẽ làm những gì và những trở ngại chính là gì?
Các sàn giao dịch tầm trung đều có nguy cơ đóng cửa là vấn đề lớn nhất
Mặc dù các sàn giao dịch của Hàn Quốc không được phép giao dịch Bitcoin (BTC) và các tài sản kỹ thuật số khác. Song Prixbit đã tiết lộ rằng, hầu hết các nền tảng này dường như đang tìm cách khắc phục, vì việc đóng cửa một sàn giao dịch tiền điện tử gần đây tại nước này đang gióng hồi chuông cảnh báo.
Khi Prixbit phải đóng cửa vào đầu tháng 8, vì những tác động tiêu cực từ bên trong lẫn bên ngoài. Báo chí đưa tin rằng, ngoài “4 ông lớn” – tên gọi không chính thức của 4 sàn lớn nhất trong lĩnh vực giao dịch tiền tử ở nước này là Upbit, Bithumb, Coinone và Korbit – thì các sàn giao dịch vừa và nhỏ không thể mở tài khoản giao dịch tiền ảo cho người dùng của họ do không phù hợp với các điều kiện của các ngân hàng.
Trong khi các nhà quản lý Hàn Quốc yêu cầu các sàn giao dịch tại nước này phải mở tài khoản giao dịch bằng tên thật của khách hàng như một phần trong nỗ lực chống rửa tiền (AML) vào tháng 1 năm 2018. Tuy nhiên, chỉ có bốn sàn giao dịch lớn mới có thể thiết lập mối quan hệ tương ứng với các ngân hàng địa phương.
Theo quy định mới này, các sàn giao dịch trong nước được yêu cầu phải chia sẻ dữ liệu giao dịch của người dùng với ngân hàng, trong khi đó, bản thân người giao dịch chỉ có thể sử dụng tên tài khoản ngân hàng với khớp với tên trên tài khoản giao dịch trên sàn mới được phép mua bán.
Park Jong-baek, một đối tác tại công ty luật BKL của Hàn Quốc nói với daututienao.info, trong số sáu ngân hàng thiết lập hệ thống tài khoản như vậy, chỉ có ba ngân hàng đồng ý cung cấp dịch vụ tài khoản cho bốn sàn giao dịch lớn nói trên.
Theo luật sư, mặc dù các sàn giao dịch khác vẫn kiên trì yêu cầu các ngân hàng cung cấp dịch vụ đó cho họ, nhưng tất cả các đề xuất đều bị từ chối vì họ nói rằng các giao dịch tiền điện tử ngay cả với tên thật cũng có thể bị lợi dụng để rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác.
Còn theo nhà phân tích Hwang, các ngân hàng không muốn cung cấp dịch vụ cho các sàn giao dịch vừa và nhỏ vì họ lo lắng những sàn này có nguy cơ bị hack là rất lớn, cũng như những rủi ro liên quan đến bảo mật khác.
Trong khi đó ông Jong-baek cho rằng, khách hàng vẫn có thể thực hiện các giao dịch liên quan đến fiat (tiền mặt) mà không cần tài khoản tên thật tại các ngân hàng trong nhóm “Big 4”. Những tài khoản này có thể được mở tại một số ngân hàng nhỏ hơn mà không tiết lộ mục đích thực sự của họ:
Các ngân hàng thật sự không muốn đóng các tài khoản đó theo quy định của chính phủ mặc dù đôi khi họ nhận ra mục đích thực sự đằng sau. Trong thực tế, hầu hết các ngân hàng đã không đóng các tài khoản đó ngay cả khi phát hiện chúng được sử dụng để giao dịch tiền điện tử trừ khi chúng thực sự có thể gây ra rủi ro đối với các ngân hàng này.
Đại diện của Kdex, một sàn giao dịch tiền điện tử top 10 ở Hàn Quốc theo khối lượng giao dịch, đã xác nhận rằng họ không cung cấp tài khoản ảo tên thật mặc dù đã cố gắng đăng ký với các ngân hàng địa phương ít nhất vài lần. Mặc dù Kdex cũng đã thành lập một chứng nhận tên thật, sau khi hợp tác với một công ty bên thứ ba, người phát ngôn nói thêm, việc có hệ thống xử lý tên thật sẽ giúp việc gửi tiền và rút tiền dễ dàng hơn đáng kể.
Đại diện của Gopax, một nhà cung cấp giao dịch nội địa lớn khác cho rằng, việc sử dụng tài khoản tên thật cho phép người dùng GOPAX sử dụng bất kỳ tài khoản ngân hàng nào họ hiện đang sử dụng cho mục đích gửi tiền và rút tiền. Ngược lại, nếu khách hàng sử dụng tài khoản ảo, họ cần phải có tài khoản tại một ngân hàng thương mại cụ thể để sử dụng chúng.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Sàn giao dịch này nói thêm rằng, hiện tại họ đang thảo luận với một số ngân hàng thương mại lớn nhất ở Hàn Quốc về việc phát hành tài khoản tên ảo, điều này là rất cần thiết để giúp các sàn giao dịch tiền điện tử của Hàn Quốc phát triển.
Thực tế ảm đạm của các sàn giao dịch vừa và nhỏ
Mặc dù dữ liệu từ trang web phân tích tiền điện tử Coinhills cho thấy đồng won của Hàn Quốc hiện đang được xếp hạng tiền tệ quốc gia được giao dịch nhiều thứ ba cho BTC, nhưng Business Korea báo cáo một bức tranh ảm đạm hơn nhiều. Theo báo cáo này, chỉ có năm sàn giao dịch của Hàn Quốc xếp hạng trong số 100 sàn giao dịch hàng đầu thế giới theo khối lượng giao dịch, thực sự này có vẻ tương quan với dữ liệu hiện tại thu được từ CoinMarketCap.
Không có gì quá đáng khi nói rằng 97 phần trăm các sàn giao dịch trong nước có nguy cơ bị phá sản do khối lượng giao dịch quá thấp, báo cáo kết luận. Tuy nhiên, rất khó để xác nhận thông tin đó: Không có dữ liệu chính thức về thị trường Hàn Quốc, bởi vì việc mở một sàn giao dịch tiền điện tử tại quốc gia này chưa yêu cầu phải đăng ký, giấy phép hoạt động nào.
Quy định mở của chính quyền vào năm 2017
Trở lại năm 2017, thời gian đó được cho là thuận lợi hơn đối với người chơi tiền điện tử địa phương. Vào tháng 7 năm đó, chính phủ đã công nhận Bitcoin là một phương thức thanh toán hợp pháp, cho phép các công ty fintech xử lý số tiền trị giá lên tới 20.000 đô la Hàn Quốc bằng BTC cho khách hàng của họ. Cơ quan giám sát yêu cầu số vốn ít nhất là 436.000 đô la để mở sàn giao dịch, cộng với dữ liệu bổ sung cho mục đích xác minh danh tính khách hàng (KYC) và AML.
Vào thời điểm đó, các sàn giao dịch tại Hàn Quốc đã xử lý hơn 14% giao dịch Bitcoin toàn cầu, là thị trường lớn thứ ba chỉ sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tình hình đã chuyển sang một hướng khác vào tháng 9, khi FSC bất ngờ đưa ra lệnh cấm giống như Trung Quốc đối với các dịch vụ gọi vốn ban đầu (ICO), gây ra sự bán tháo có thể quan sát được trên thị trường. Sau đó, cơ quan này đã giải thích động thái này là do sự thiếu ổn định và rủi ro gia tăng của các vụ lừa đảo tài chính tại thời điểm đó.
Sau đó, vào cuối năm 2017, thị trường Hàn Quốc đã tăng trưởng chóng mặt và trở thành thủ phủ của tiền điện tử khi giá Bitcoin tăng vọt từ 5.000 đô la lên 20.000 đô la, và có lúc lên tới 25.000 đô la.
Do đó, vào tháng 1 năm 2018, FSC đã cấm giao dịch ẩn danh trên các sàn giao dịch địa phương, ngoài ra còn khóa cấm người nước ngoài và trẻ vị thành niên mở tài khoản giao dịch. Cơ quan này đã thực hiện hàng loạt cuộc kiểm tra tại các ngân hàng cung cấp dịch vụ trao đổi tiền điện tử và phạt tổng cộng 141 triệu won (xấp xỉ 130.000 đô la) đối với một số nền tảng giao dịch không đảm bảo tính bảo mật về dữ liệu người dùng. Sau những động thái căng thẳng này, 2 sàn giao dịch là Coinpia và Coinnest đã buộc phải đóng cửa.
Vào tháng 4 năm 2018, Hiệp hội Blockchain Hàn Quốc (KBA) – một liên minh bao gồm 14 nền tảng giao dịch tiền điện tử, bao gồm Bithumb, Upbit và OKCoin – đã xuất bản một khung tự pháp lý chung cho các thành viên của mình để tăng tính minh bạch trong giao dịch. Nó bao gồm năm yêu cầu chính bao gồm: lưu trữ tiền điện tử của khách hàng tại một nơi riêng biệt ngoài sàn, nắm giữ vốn chủ sở hữu tối thiểu 2 tỷ won (1,8 triệu đô la) và xuất bản báo cáo tài chính và kiểm toán thường xuyên.
Blockchain là hướng đi mới cho Hàn Quốc
Đáng chú ý, các cơ quan quản lý của Hàn Quốc đã chào đón nhiều hơn đối với công nghệ Blockchain làm nền tảng cho tiền điện tử. Vào tháng 6 năm 2018, Bộ Khoa học và CNTT của đất nước đã công bố Chiến lược phát triển công nghệ Blockchain mở rộng nhằm mục đích huy động 230 tỷ won (khoảng 207 triệu đô la) vào năm 2022.
Sáng kiến mới này dự kiến sẽ thúc đẩy 10.000 chuyên gia trong ngành blockchain và 100 công ty trong các lĩnh vực bao gồm bất động sản, bỏ phiếu trực tuyến, hậu cần vận chuyển, bất động sản và phân phối tài liệu điện tử quốc tế, trong số những thứ khác.
Gần cuối năm đó, chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố sẽ chi 4 tỷ won (khoảng 3,5 triệu đô la) để thiết lập một nhà máy điện hỗ trợ blockchain ở Busan. Vào tháng 7 năm 2019, Busan thậm chí đã quyết định tung ra một loại tiền điện tử của riêng mình để vực dậy nền kinh tế địa phương, đảm bảo vị trí hàng đầu trong phát triển blockchain.
Hơn nữa, vào mùa hè này, Tổng thống Moon Jae-in tuyên bố rằng sự đổi mới về quy định liên quan đến công nghệ blockchain hiện đang là vấn đề sống còn đối với quốc gia. Cụ thể, Moon tuyên bố:
“Trong khi đổi mới quy định trong thời đại công nghiệp hóa là vấn đề được lựa chọn, thì bây giờ vấn đề sống còn là chúng ta đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc trưng bởi sự hợp nhất giữa các ngành và lĩnh vực.”
Những gã khổng lồ của ngành công nghệ nước này cũng đang tích cực tìm kiếm ứng dụng công nghệ blockchain, tiêu biểu là Samsung và LG được cho là đang xây dựng các ứng dụng trên điện thoại thông minh tập trung vào blockchain, các tổ chức tài chính trong nước đang kết hợp công nghệ cho dịch vụ của họ, còn các nhà mạng di động cũng công bố các dự án blockchain quy mô lớn.
Liên quan: Samsung Pay bắt tay hợp tác với Ripple Net
Theo nguồn tin từ báo chí địa phương lại thấy xu hướng trái ngược, các dự án blockchain của Hàn Quốc đã chuyển sang sử dụng các sàn giao dịch nước ngoài trong những tháng qua. Vì vậy, liệu tình hình sẽ thay đổi trong tương lai?
Diễn biến mới nhất
Vào tháng 3 năm 2019, nghị sĩ Kim Byung-wook đề xuất một bộ quy định về tiền điện tử và sử dụng thông tin giao dịch tài chính đã phá vỡ sự im lặng của các nhà quản lý Hàn Quốc.
Đáng chú ý, sửa đổi định nghĩa tiền điện tử là tài sản ảo và giới thiệu một hệ thống cấp phép cho trao đổi tiền điện tử và xây dựng một tổ chức liên chính phủ riêng để quản lý AML (chống rửa tiền). Nhưng đáng tiệc để xuất không được thông qua vì Ủy ban Chính sách của Quốc hội đã không có thời gian để xem xét công khai trước khi bỏ phiếu. Trong khi đó, vào tháng 8, Tòa án Seoul đã ban lệnh cấm đối với sàn giao dịch tiền điện tử Coinz, BitSonic và Ventasbeat.
Người đứng đầu mảng giao dịch của OKEx, nói rằng: “Chúng tôi cam kết cung cấp một nền tảng đáng tin cậy và minh bạch cho người sử dụng và chúng tôi tôn trọng các quy định của cơ quan quản lý nhà nước.”
Mời các bạn tham gia nhóm thảo luận và nhận bài viết mới tại:
ZALO: https://zaloapp.com/g/msmpuk783
TELEGRAM: https://t.me/group_daututienao
FANPAGE: https://www.facebook.com/daututienao.info