Hard Fork là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến tương lai tiền điện tử?
Fork là một khái niệm không còn mới mẻ, nó được sử dụng rộng rãi liên quan tới phần mềm và các ứng dụng, đặc biệt trong các dự án mã nguồn mở. Nó có thể được hiểu đơn giản là việc cập nhật phần mềm hoặc sửa lỗi. Một khi bạn cập nhật một phần mềm nào đó, tức là bạn đã chấp nhận sử dụng phiên bản mới được fork từ phiên bản cũ, khái niệm này trong tiền điện tử cũng tương tự như vậy.
Ad Trân trọng kính mời các bạn tham gia nhóm để thảo luận và nhận bài viết mới nhất tại:
ZALO: https://zaloapp.com/g/msmpuk783
TELEGRAM: https://web.telegram.org/#/im?p=@group_daututienao
FANPAGE: https://www.facebook.com/daututienao.info
Ví dụ bạn đang sử dụng chương trình một cách bình thường, song nhà phát triển phát hiện ra một lỗi nghiêm trọng trong mã code của phần mềm mà có thể bị các hacker lợi dụng nên buộc phải cập nhật hoặc nâng cấp. Nhưng khác với các phần mềm truyền thống trên máy tính, việc hard fork trên nền tảng phi tập trung của tiền điện tử là không thể đảo ngược, tức bạn không thể quay trở về phiên bản trước khi cập nhật được.
Trong kỹ thuật, Hard fork được xem là một phân kỳ vĩnh viễn trên một nền tảng Blockchain cụ thể, tức các node (được tạo ra để xây dựng các ứng dụng trên đó) nếu không được cập nhật cùng sẽ không nhận được các Block mới được tạo ra theo các tiêu chuẩn xác thực mới dành cho nền tảng đó.
Nguyên nhân chính dẫn tới vấn đề này là do sự thay đổi trong giao thức của Blockchain làm cho các giao dịch mới không được xác thực. Vì vậy, nó đòi hỏi tất cả các node trên nền tảng cũng phải được cập nhật lên phiên bản có giao thức mới nhất.
Sau hard fork sẽ tạo ra một nền tảng mới, nhưng thường thì chỉ sau một thời gian ngắn những người lựa chọn nền tảng cũ hơn sẽ nhận ra rằng phiên bản Blockchain của mình đang lỗi thời hoặc không liên quan, nên họ cũng sẽ chấp nhận nâng cấp lên phiên bản mới nhất.
Trong quá khứ, nền tảng Ethereum cũng đã được hardfork một lần và rất thành công, sau lần hard ford đó nó tạo ra một đồng tiền mới là ETH, trong khi nền tảng cũ vẫn tồn tại song song mà mọi người vẫn gọi nó là ETC hay Ethereum Classic. Những tin tức vừa mới nhận được, vào ngày 13.9.2019, nền tảng Blockchain của Ethereum lại tiếp tục được hard fork thành công để tạo ra nền tảng mới có tên gọi là Atlantic.
Tuy nhiên, phương thức này thực sự vẫn có nhược điểm riêng của nó. Trước hết, hard fork tạo ra một nền tảng Blockchain mới hoạt động song song và có các tính năng khá tương đồng với Blockchain cũ nên rất dễ gây ra sự nhầm lẫn cho các nhà đầu tư mới và những người dùng thông thường. Hơn nữa, nó cũng có thể bị lợi dụng vào các cuộc tấn công phát lại (replay attacks) cho cả hai mạng lưới Blockchain. Điều này có nghĩa là một giao dịch có thể được phát lại trên chuỗi khác mà không cần người dùng đồng ý hoặc thậm chí không biết về nó, vì chữ ký mã hóa cho giao dịch này đã được ghi trên Blockchain khác.
Nhưng bạn cũng nên biết rằng, để thực hiện được một hard ford thì nền tảng đó phải đạt được sự đồng thuận, nếu tất cả mọi người chấp nhận sử dụng phiên bản cũ thì sẽ không thể thực hiện việc hard fork được.
Có thể bạn quan tâm:
♦ DAO là gì? nó đóng vai trò gì trong hệ thống Blockchain?
♦ Tổng quan về nền tảng Ethereum Platform