Hợp đồng thông minh là gì? Giải thích chi tiết và ví dụ cụ thể

Hợp đồng thông minh là gì? tạo ra nhằm mục đích gì?

Hãy tưởng tượng rằng bạn cần bán một ngôi nhà. Để thực hiện được điều này, bạn phải trải qua những quy trình thủ tục rất rườm rà và phức tạp, đòi hỏi bạn phải chuẩn bị nhiều giấy tờ, tiếp xúc liên tục với các công ty môi giới cũng như nhiều dạng khách hàng khác nhau nên mức mức độ rủi ro cao. Đó là lý do tại sao phần lớn những người muốn bán nhà thường quyết định tìm đến các công ty bất động sản. Những công ty này sẽ giúp bạn giải quyết tất cả các thủ tục giấy tờ liên quan, chào bán tài sản thông qua mạng lưới marketing của họ và đồng thời đóng vai trò trung gian giao dịch, thỏa thuận với khách hàng của bạn từ lúc bắt đầu cho đến khi nó kết thúc.

Hơn nữa, cơ quan này còn được phép cung cấp dịch vụ ký quỹ, điều này vô cùng hữu ích trong các giao dịch như thế này vì các khoản tiền liên quan thường rất lớn và bạn có thể tin tưởng hoàn toàn vào người mà bạn sẽ giao dịch. Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận thành công, người bán sẽ chi trả cho công ty môi giới môi giới một khoản tiền, thường khoảng 7-10% giá bán dưới dạng hoa hồng. Điều này lại gây ra tổn thất tài chính khá lớn cho người bán.

———————————————————————————————————————
Ad Trân trọng kính mời các bạn tham gia nhóm để thảo luận và nhận bài viết mới nhất tại:

ZALO: https://zaloapp.com/g/msmpuk783
TELEGRAM: https://web.telegram.org/#/im?p=@group_daututienao
FANPAGE: https://www.facebook.com/daututienao.info

———————————————————————————————————————

Chính vì thế, hợp đồng thông minh (smart contract) ra đời được xem như một cuộc cách mạng của toàn bộ ngành công nghiệp vì nó giúp rút ngắn các thủ tục hành chính phát sinh không đáng có và đồng thời giảm thiệt hại cho người sở hữu và loại bỏ được đối tượng trung gian (ví dụ như công ty môi giới ở trên). Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất mà hợp đồng thông minh mang lại đó chính là vấn đề về niềm tin. Hợp đồng thông minh hoạt động theo nguyên tắc ‘If-Then, điều này có nghĩa là quyền sở hữu căn nhà sẽ chỉ được chuyển cho người mua khi số tiền thỏa thuận đã được gửi đến hệ thống của người bán.

Smart contract cũng hoạt động như các dịch vụ ký quỹ, nghĩa là cả tiền và quyền sở hữu sẽ được lưu trữ trong hệ thống và phân phối cho các bên tham gia cùng một lúc. Hơn nữa, giao dịch được kiểm chứng và xác minh bởi hàng trăm người, vì vậy việc giao dịch đảm bảo chắc chắn không có lỗi nào xảy ra. Vì niềm tin giữa các bên tham gia vào giao dịch không còn là vấn đề, nên không cần phải có đối tượng trung gian. Tất cả các chức năng mà một đại lý bất động sản thường làm đều có thể được lập trình trước thành một hợp đồng thông minh, nên nó sẽ tiết kiệm một số tiền đáng kể cho người bán và người mua.

Và đây chỉ là một ví dụ điển hình về việc sử dụng tiềm năng của hợp đồng thông minh. Ngoài ra nó còn có khả năng thực hiện việc trao đổi tiền tệ, tài sản và bất cứ thứ gì có giá trị, hoàn toàn đảm bảo sự minh bạch, tránh các dịch vụ và các khoản phí phát sinh do các đối tượng trung gian và xóa bỏ rào cản về rào cản về niềm tin giữa các bên tham gia. Mã cụ thể của một hợp đồng thông minh sẽ bao gồm tất cả các điều khoản và điều kiện được các bên tham gia tự thỏa thuận và thông tin về giao dịch được ghi lại trong Blockchain, một sổ cái công khai phân tán và phân tán.

Hợp đồng thông minh hoạt động như thế nào?

Nói một cách đơn giản, hợp đồng thông minh hoạt động giống như một máy bán hàng tự động. Để bắt đầu thực hiện một hợp đồng thông minh, bạn phải bỏ một số tiền (tiền điện tử) cần thiết vào hợp đồng mà bạn triển khai để thực hiện để ký quỹ. Sau đó, bạn cung cấp quyền sở hữu nhà, giấy phép lái xe, hoặc bất cứ thứ gì khác vào tài khoản của bạn. Tất cả các quy tắc, điều khoản và hình phạt đều được xác định trước trong các hợp đồng thông minh này, khi mọi thứ xong xuôi nó sẽ tự động kích hoạt và thực thi các điều khoản.

Hai yếu tố bổ trợ

Hợp đồng thông minh có thể tự hoạt động, hoặc nó cũng có thể thực hiện song song với nhiều hợp đồng thông minh nào khác cùng một lúc, tức khi hoàn tất thành công hợp đồng A nó sẽ tự động kích hoạt hợp đồng B kế tiếp. Các hợp đồng A và B này sẽ được thiết lập theo cách mà chúng sẽ phụ thuộc lẫn nhau. Về mặt lý thuyết, toàn bộ hệ thống và tổ chức có thể chạy hoàn toàn trên các hợp đồng thông minh. Ở một mức độ nào đó, điều này đã được triển khai trong các hệ thống tiền điện tử hiện có, trong đó, tất cả các luật lệ được xác định trước và do đó, bản thân mạng lưới của nó có thể hoạt động tự chủ và độc lập.

Các bộ phận cầu thành một hợp đồng thông minh

Về cơ bản, có ba phần không thể thiếu của một hợp đồng thông minh bao gồm:

* Bộ phận thứ nhất: đối tượng tham gia vào hợp đồng (Signatories), có thể 2 hoặc nhiều bên cùng tham gia vào một hợp đồng thông minh, họ có thể đồng ý hoặc không đồng ý với các điều khoản của thỏa thuận sử dụng chữ ký số.

* Bộ phận thứ hai: các thỏa thuận (agreement) của hợp đồng. Những điều khoản trong một hợp đồng thông minh là duy nhất. Ngoài ra, các đối tượng tham gia vào hợp đồng thông minh phải có quyền truy cập trực tiếp và không bị cản trở vào cá điều khoản. Mặc dù các hợp đồng thông minh đã được thảo luận lần đầu tiên vào năm 1996, nhưng chính điều khoản đặc biệt này đã cản trở sự phát triển của chúng mãi cho tới ngày nay. Vấn đề này chỉ được giải quyết thỏa đáng sau khi tiền điện tử Bitcoin xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009.

* Bộ phận thứ 3: bất kỳ hợp đồng thông minh nào cũng phải bao gồm các điều khoản cụ thể (specific terms). Những điều khoản đó cần phải được mô tả đầy đủ về mặt toán học và sử dụng ngôn ngữ lập trình phù hợp với môi trường cụ thể của hợp đồng thông minh. Điều này bao gồm các yêu cầu chi tiết từ tất cả các bên tham gia, cũng như các bộ quy tắc, điều lệ cũng như phần thưởng và hình phạt liên quan đến các điều khoản đã thống nhất.

Môi trường cần thiết để tạo ra hợp đồng thông minh

Để một hợp đồng thông minh tồn tại và hoạt động đúng với bộ quy tắc và điều khoản đã đề ra, hợp đồng thông minh phải hoạt động trong một môi trường phù hợp và cụ thể.

Trước hết, môi trường cần thiết để có thể tạo ra một hợp đồng thông minh phải hỗ trợ để xây dựng nên các mã khóa công khai (public key), cho phép người dùng đăng nhập vào giao dịch của mình bằng mật khẩu được tạo duy nhất cho họ. Đây phương pháp đăng nhập cực kỳ an toàn mà phần lớn giao dịch tiền điện tử hiện đang áp dụng.

Thứ hai, nó yêu cầu một cơ sở dữ liệu mở và phi tập trung, mà tất cả các bên tham gia trong hợp đồng có thể hoàn toàn tin tưởng và được thi hành hoàn toàn tự động. Hơn nữa, toàn bộ hệ sinh thái của hợp đồng thông minh phải được phân cấp cụ thể để nó được thực hiện. Vì những yêu cầu khắt khe này nên nền tảng Blockchain của Ethereum được tạo ra nhằm cung cấp một môi trường hoàn hảo cho các hợp đồng thông minh có thể dễ dàng được xây dựng trên nó.

Cuối cùng, nguồn dữ liệu số được sử dụng trong hợp đồng thông minh phải hoàn toàn đáng tin cậy. Điều này đòi hỏi phải sử dụng chứng chỉ bảo mật gốc SSL, HTTPS và các giao thức kết nối an toàn khác đang được sử dụng rộng rãi và triển khai tự động trên hầu hết các phần mềm hiện đại.

Những ưu điểm của hợp đồng thông minh:

Tự chủ – Hợp đồng thông minh đã loại bỏ hoàn toàn vai trò của đối tượng trung gian của bên thứ ba, về cơ bản, nó cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn thỏa thuận của mình.

Niềm tin – Không ai có thể đánh cắp hoặc lấy đi bất kỳ tài liệu nào của bạn, vì chúng được mã hóa và lưu trữ an toàn trên một sổ cái được bảo mật và phân tán. Hơn nữa, bạn không cần phải tin tưởng những người mà bạn đang giao dịch cũng như mong họ tin tưởng bạn, vì hệ thống không thiên vị bất kỳ ai khi tham gia vào hợp đồng thông minh.

Tiết kiệm – Công chứng viên, đại lý bất động sản, cố vấn, hỗ trợ và nhiều trung gian khác là không cần thiết nhờ vào hợp đồng thông minh. Nên bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền vì không phải thanh toán cho bất kỳ phí dịch vụ nào phát sinh.

An toàn – Nếu được thực hiện đúng, hợp đồng thông minh cực kỳ khó hack. Hơn nữa, môi trường hoàn hảo cho các hợp đồng thông minh được bảo vệ bằng mật mã cực kỳ phức tạp, điều này sẽ luôn giữ cho tài liệu của bạn ở trạng thái an toàn.

Hiệu quả – Với các hợp đồng thông minh, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà bạn thường phải lãng phí khi xử lý thủ công cả đống tài liệu giấy tờ, gửi hoặc vận chuyển chúng đến những nơi yêu cầu, v.v.

Ai là người tạo ra hợp đồng thông minh 

Hợp đồng thông minh được mô tả lần đầu tiên vào năm 1996, bởi một nhà khoa học máy tính và nhà mật mã học có tên là Nick Szabo. Trong nhiều năm, Szabo đã làm lại khái niệm này và phát hành ra một số ấn phẩm, trong đó ông đề cập đến các khái niệm liên quan đến việc thiết lập nên một hợp đồng thông minh vào các hoạt động kinh doanh thông qua thiết kế giao thức thương mại điện tử giữa những người lạ trên Internet.

Tuy nhiên, việc triển khai các hợp đồng thông minh này đã không xảy ra mãi cho đến năm 2009, khi Bitcoin – một loại tiền điện tử đầu tiên trên thế giới xuất hiện cùng với nền tảng Blockchain của nó, cuối cùng đã cung cấp một môi trường phù hợp cho các hợp đồng thông minh ra đời. Có một điều vô cùng thú vị là Nick Szabo đã thiết kế một cơ chế hoạt động cho một loại tiền kỹ thuật số phi tập trung có tên Bit Gold vào năm 1998. Nhưng đáng tiếc nó cũng không bao giờ trở thành hiện thực, mặc dù nó có nhiều tính năng tương tự như Bitcoin hiện này mà tới tận 10 năm Bitcoin mới đưa được vào thực tiễn.

Ngày nay, hợp đồng thông minh chủ yếu liên quan đến tiền điện tử. Hơn nữa, công bằng mà nói rằng, hai yếu tố này (tiền điện tử và công nghệ blockchain) bổ trợ lẫn nhau, cái này không thể tồn tại nếu thiếu cái kia và ngược lại, vì các giao thức tiền điện tử phi tập trung về cơ bản là các hợp đồng thông minh với cấp độ bảo mật và mã hóa hoàn toàn phi tập trung. Chúng được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các mạng lưới tiền điện tử hiện nay, và là điểm nổi bật nhất mà nền tảng Ethereum có thể mạng lại cho tới thời điểm này.

Những ví dụ về sử dụng smart contract

Hiện nay quan điểm của các chính phủ, cơ quan quản lý tài chính và ngân hàng trên toàn thế giới về tiền điện tử nhìn chung hết sức cẩn trọng, từ nghi ngờ, cấm đoán tới chấp nhận một cách dè dặt. Nhưng ngược lại với tiền điện tử, công nghệ Blockchain và hợp đồng thông minh đứng đằng sau những đồng tiền điện tử này lại đã được chấp nhận rộng rãi như một cuộc cách mạng và nó đang được triển khai ở nhiều cấp độ.

Ví dụ, mới đây, Tập đoàn ủy thác và khấu trừ thanh toán (DTCC) và bốn ngân hàng lớn nhất tại Mỹ bao gồm: Bank of America Merrill Lynch, Citi, Credit Suisse và J.P. Morgan – đã giao dịch hoán đổi tín dụng trên một mạng Blockchain do Axoni phát triển thông qua việc sử dụng hợp đồng thông minh. Các hợp đồng thông minh này đã sử dụng thông tin chi tiết về tài chính cá nhân và các số liệu liên quan tới rủi ro của khách hàng, đã tạo ra một mức độ minh bạch cao hơn cho các đối tác và cơ quan quản lý.

Những điều tương tự như trên hiện đang xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới. Gần đây, một liên minh gồm 61 ngân hàng của Nhật Bản và Hàn Quốc đã thử nghiệm Ripple và Blockchain của nền tảng này để xây dựng nên các hợp đồng thông minh nhằm cho phép chuyển tiền xuyên biên giới giữa hai quốc gia. Ngay cả Sberbank, một ngân hàng do chính phủ Nga kiểm soát, tại một quốc gia nổi tiếng về chống đối tiền điện tử, cũng đã bắt đầu ứng dụng thử nghiệm các hợp đồng thông minh dựa trên nền tảng Blockchain của Ethereum.

Các thử nghiệm đã thành công vượt ngoài mong đợi, khiến ngân hàng Sberbank quyết định tham vào liên minh Ethereum (EEA – Enterprise Ethereum Alliance). Liên minh này hiện có hơn 100 công ty và tập đoàn hàng đầu thế giới tham gia bao gồm Cisco, BP, ING, Microsoft, v.v. Liên minh được thành lập nhằm mục đích phát triển một Blockchain được tinh chỉnh riêng biệt giúp cho các doanh nghiệp này có thể triển khai các hợp đồng thông minh được thuận lợi, đồng thời hỗ trợ và đào tạo nhân lực cho những công ty này.

Khi các hợp đồng thông minh được phát triển cùng với tiền điện tử, chúng vẫn chủ yếu được ứng dụng vào lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, công nghệ này có thể được các chính phủ trên toàn thế giới sử dụng để làm cho hệ thống bỏ phiếu dễ dàng được tiếp cận và trở nên minh bạch hơn. Ngoài ra, nó còn có thể được ứng dụng cho các chuỗi cung ứng hàng hóa giúp cho việc giám sát hàng hóa và thực hiện nhiệm vụ tự động hóa thanh toán cho các bên tham gia khi hợp đồng hoàn thành. Bất động sản, y tế, thuế, bảo hiểm và vô số ngành công nghiệp khác có thể được hưởng lợi từ việc thực hiện hợp đồng thông minh mà chúng ta có thể tham khảo để xây dựng nên các ứng dụng cho họ.

Nhược điểm của hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông minh là một công nghệ khá phức tạp và còn quá mới mẻ. Mặc dù có rất nhiều ưu điểm song không phải là đã hoàn toàn hoàn hảo. Ví dụ, mã (code) tạo nên các hợp đồng thông minh này không được viết ra một cách hoàn hảo và không có lỗi. Chính điều này đôi khi có thể dẫn đến sai lầm, và những lỗi như vậy bị khai thác bởi những kẻ lừa đảo (hacker). Như trường hợp vụ hack mã nguồn của The DAO là một ví dụ điển hình, tiền của nhà đầu tư bị lấy ra một cách cực kỳ thông minh thông qua một lỗi nhỏ trong mã của nó.

Hơn nữa, sự mới lạ của công nghệ vẫn mang đến rất nhiều câu hỏi mà chưa có lời giải đáp. Các chính phủ quy định và điều chỉnh như thế nào đối với các hợp đồng thông minh? Các hợp đồng này hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý nào? Họ sẽ bị đánh thuế ra sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu các đối tượng tham gia vào hợp đồng không thể truy cập vào các điều khoản và thỏa thuận của họ? hoặc những điều bất ngờ xảy ra ngoài mong đợi? Những điều này đã xảy ra thường xuyên khi thực hiện một hợp đồng theo kiểu truyền thống, khi đó nó có thể bị hủy bỏ bởi tòa án, tuy nhiên, công nghệ Blockchain thì không thể, hợp đồng sẽ luôn được thực hiện cho dù bất cứ điều gì xảy ra, bởi vì ở đây code chính là luật.

Tuy nhiên, những vấn đề nêu trên do công nghệ tạo ra các hợp đồng thông minh còn quá trẻ. Chắc chắn theo thời gian những vấn đề như thế này sẽ dần được hoàn thiện và giải quyết. Không nghi ngờ gì nữa, trong tương lai, các hợp đồng thông minh chắc chắn sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội của chúng ta.

Source: Cointelegraph – dịch bởi daututienao.info

FOLLOW US ON