Hedera Hashgraph có thể xử lý 10.000 giao dịch mỗi giây ???

Hedera Hashgraph có thể thực hiện được 10.000 giao dịch mỗi giây như tuyên bố?

Hedera Hashgraph, một nền tảng phi tập trung nhắm đến mục tiêu là các doanh nghiệp đầu ngành về lĩnh vực tài chính, đã công khai ra mắt bản beta vào thứ hai tuần này, và họ tuyên bố rằng, nó có khả năng xử lý tới 10.000 giao dịch tiền điện tử mỗi giây (TPS).

Mặc dù hội đồng quản trị dự án đã thu hút nhiều thành viên đến từ các tập đoàn đa quốc gia, trong đó có IBM và cả Boeing, nhưng một số nhà phân tích đang bày tỏ sự hoài nghi về tuyên bố của Hedera về hiệu suất quá khủng của Hashgraph.

———————————————————————————————————————
Mời các bạn tham gia nhóm thảo luận và nhận bài viết mới tại:

         ZALO: https://zaloapp.com/g/msmpuk783
         TELEGRAM: https://web.telegram.org/#/im?p=@group_daututienao
         FANPAGE: https://www.facebook.com/daututienao.info
———————————————————————————————————————

Hedera giới thiệu thuật toán Hashgraph

Hedera ra mắt lần đầu tiên vào ngày 13 tháng 3 năm 2018, lúc đó dự án chỉ mới công bố bản cáo bạch (white paper) và thuật toán đồng thuận của Hashgraph. Họ nhấn mạnh ưu điểm chính của nó nằm ở công nghệ cuốn sổ cái phân tán thế hệ thứ ba, còn thuật toán của Hashgraph thực hiện theo giao thức đồng thuận nên cho phép mạng đạt được tốc độ giao dịch và vận hành các hợp đồng thông minh đạt hiệu quả cao hơn hẳn so với blockchain.

Thuật toán của Hashgraph được phát minh bởi Leemon Baird, ông là đồng sáng lập và là nhà khoa học hàng đầu tại Hedera. Baird từng làm việc tại Học viện Không quân Hoa Kỳ và ông có bằng tiến sĩ về khoa học máy tính. Ngoài ra, Baird còn là đồng sáng lập và giám đốc công nghệ của các công ty quản lý Trio Security và BlueWave Security.

Hedera đã huy động được 124 triệu đô la tiền tài trợ chỉ trong ba vòng thông qua SAFT – viết tắt của Simple Agreements for Future Tokens (các Thỏa thuận Đơn giản về Mã thông báo Tương lai). Chỉ có khoảng 1.000 người tham gia vào SAFT của Hedera sẽ được cấp mã thông báo khi mainnet của nền tảng được khởi chạy. Sau đó, Hedera sẽ phát hành mã thông báo ra công chúng theo từng đợt.

Hedera tuyên bố rằng Hashgraph của nền tảng này có khả năng xử lý hơn 10.000 giao dịch tiền điện tử mỗi giây, với chi phí khoảng 0,0001 đô la cho mỗi giao dịch. Công ty cũng ước tính rằng, mỗi giao dịch chỉ mất từ 3-5 giây để xác nhận.

Hedera sử dụng giao thức truyền tin (gossip protocol)

Hedera xác nhận và công bố rộng rãi về giao thức truyền tin sẽ được ứng dụng vào nền tảng này nhằm giúp tăng tốc độ giao dịch. Dữ liệu trên Hashgraph sẽ được chia nhỏ và truyền đến các nút khác một cách ngẫu nhiên trên mạng, từ đó thông tin được lan rộng ra các nút khác và cuối cùng được gộp lại để tạo ra một bản ghi đầy đủ về lịch sử giao dịch. Theo Hedera, giao thức truyền tin này cho phép các giao dịch được phát tán với tốc độ và hiệu quả cao hơn đáng kể so với phương thức bằng chứng công việc (Proof of Work):

Bằng việc sử dụng giao thức truyền tin, các nút trao sẽ đổi dữ liệu hiệu quả và nhanh chóng hơn hẳn so với các nút khác trong cộng đồng. Điều này cho phép nó tự động xây dựng cấu trúc dữ liệu băm theo phương pháp truyền tin lẫn nhau (gossip about gossip). Cấu trúc dữ liệu này sẽ được bảo mật bằng mật mã và chứa lịch sử tương tác trong cộng đồng. Sử dụng phương pháp này cho yếu tố đầu vào, các nút sẽ hoạt động theo thuật toán đồng thuận bằng cách bỏ phiếu ảo (virtual-voting consensus) giống như các nút khác. Cộng đồng đạt được sự đồng thuận về thứ tự giao dịch và mốc thời gian mà không cần liên lạc với nhau qua internet. Mỗi sự kiện giao dịch được ký tên kỹ thuật số bởi người tạo ra nó.

Baird tuyên bố rằng Hashgraph mang lại sự công bằng hơn so với PoW, thứ mà anh ta ví như xổ số. Ông khẳng định rằng, các giao dịch của Hedera sẽ được phát đi và đánh dấu theo thứ tự thời gian khi giao dịch được chuyển đi lần đầu cho Hashgraph.

Hai phần ba các nút trên Hedera yêu cầu phải được xác nhận trước khi giao dịch đó được phát đi. Baird bổ sung thêm rằng, dung lượng mỗi giao dịch trên Hashgraph nhẹ hơn khá nhiều so với PoW nên sẽ tạo điều kiện cho nền tảng hoạt động đầy đủ với bộ vi xử lý của những chiếc điện thoại di động hiện nay.

Hedera được điều hành bởi hội đồng 39 thành viên

Hedera được điều hành bởi Hội đồng quản trị có tối đa 39 thành viên bao gồm các tổ chức và doanh nghiệp lớn. Các điều khoản nêu rõ, mỗi nhiệm kỳ kéo dài 3 năm, và mỗi thành viên không được phép điều hành quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Theo trang web Hedera, các thành viên hội đồng quản trị sẽ đại diện cho 18 ngành công nghiệp khác nhau.

Hội đồng được thành lập bao gồm 10 thành viên ngay khi ra mắt nền tảng, cộng với ba thành viên ban đầu nắm giữ hai phiếu bầu vì họ cho rằng 13 phiếu sẽ có tính bảo mật cao hơn so với 10 phiếu. Ngoài ra, Hedera công bố rằng, tất cả các thành viên đều sẽ có quyền như nhau trong việc bỏ phiếu cũng như đưa ra các quyết định.

Hiện tại, Hội đồng quản trị Hedera bao gồm các thành viên đến từ IBM, Boeing, FIS Global, Tata Communications, Deutsche Telekom, DLA Piper, Magalu, Nomura, Swirlds và Swisscom Blockchain.

Hedera cung cấp bốn dịch vụ chính

Ngay khi ra mắt, Hedera cho biết họ sẽ cung cấp cho người dùng bốn dịch vụ chính bao gồm: tiền điện tử, hợp đồng thông minh, dịch vụ tệp và dịch vụ đồng thuận. Tất cả các ứng dụng được xây dựng trên nền tảng Hedera của bên thứ ba sẽ được cung cấp tính năng kháng lỗi không đồng bộ Byzantine.

Ngoài ra, Hedera còn tuyên bố rằng Hashgraph có khả năng lưu trữ các stablecoin, thị trường tài chính và thậm chí có thể xây dựng các trò chơi thời gian thực. Hedera cũng có thể được sử dụng xây dựng dịch vụ nhắn tin mã hóa thông qua việc ứng dụng tính năng khóa riêng ngắn hạn (short-term private keys).

Trang web Hedera thông báo rằng, hiện tại đã có hơn 500 công ty và nhà phát triển bày tỏ sự quan tâm đến việc xây dựng các ứng dụng của bên thứ ba trên Hedera, bao gồm đại diện đến từ các ngành quảng cáo, ngân hàng, chuỗi cung ứng, năng lượng và chăm sóc sức khỏe, trong số những người khác.

Hedera có phải đang muốn tạo ra hiệu ứng FUD?

Vào ngày 3 tháng 9, Eric Wall, cựu lãnh đạo tiền điện tử tại Cinnober, đã xuất bản một bài báo có tựa đề là “Hedera Hashgraph – Thời điểm của FUD”, đã nhắm vào một số tuyên bố cốt lõi do Hedera đưa ra.

Wall phủ nhận những chỉ trích của Hedera, về tốc độ chậm liên quan đến chuỗi PoW, ông khẳng định rằng thuật toán PoW có thể đạt được độ trễ tương đương với cấp độ Hashgraph bằng việc sử dụng sidechains, ông gợi ý:

Chúng ta có thể sử dụng một nhóm các nút để kiểm soát ví đa chữ ký (multisig wallet) Bitcoin. Trong đó, hơn 2/3 số nút yêu cầu phải đăng xuất, nhưng trước khi rời khỏi ví, họ phải hoàn thành các giao dịch đang thực hiện. Đây chính là những gì Blockstream Liquid đang làm (tức họ chạy những khối có thời gian 1 phút (1 minute block) và hoàn thành ở khối thứ 2).

Ví dụ: người ta có thể chạy mã nguồn cơ sở của XRP bằng ứng dụng sidechain của Bitcoin để đạt được tốc độ giao dịch và bảo mật tương tự như Hedera Hashgraph. Wall nói thêm rằng, việc áp dụng thuật toán đồng thuận, như bản cập nhật Avalanche của Bitcoin Cash, cũng dễ dàng đạt được độ trễ tương đương như Hedera Hashgraph. Sự đồng thuận đòi hỏi các nhóm khai thác phải đi đến thống nhất về các giao dịch trước khi chuyển sang khối tiếp theo, với bất kỳ người khai thác nào đi chệch khỏi sự đồng thuận sẽ không được công nhận và mất phần thưởng khối.

Hiệu quả PoW so với Hashgraph

Wall cũng bác bỏ hiệu quả vượt trội của Hashgraph khi so sánh với PoW. Wall lập luận rằng trong khi Hedera Hashgraph không chứa các khối, nó chỉ thực hiện chuyển tiếp các thông điệp – chứa một hoặc một số giao dịch. Không giống như blockchain, những người gửi tin nhắn khác với các nút (node), người gửi thường đến từ các thực thể khác nhau bên ngoài mạng lưới tìm cách xác thực giao dịch của họ bởi các nút của Hedera.

Trong khi tỷ lệ băm (hash) trên toàn mạng chỉ từ 1 đến 2 byte mỗi hash và chữ ký là 64 byte – lớn hơn đáng kể so với 6 byte cho mỗi giao dịch trên blockchain Bitcoin. Wall tiếp tục phản biện rằng:
Ngoài 6 byte cần thiết cho mỗi giao dịch để sắp xếp chúng thành một khối, Bitcoin chỉ tiêu tốn khoảng 80 byte dữ liệu cứ sau mỗi mười phút để đạt được sự đồng thuận. Đây là một lượng dữ liệu rất nhỏ so với phương thức truyền tin liên tục kiểu Hashgraph ví nó thường xuyên phải đính kèm 64 byte dữ liệu chữ ký mỗi khi có một nút xuất hiện.

So sánh giữa Hashgraph và Ethereum

Một số người có thể lập luận rằng, Hedera đã đưa ra một so sánh khập khiểng về hiệu suất xử lý giao dịch của nó và Ethereum. Hedera cho rằng Ethereum chỉ có khả năng xử lý khoảng 12 giao dịch mỗi giây trong khi Hashgraph có thể xử lý tới 10.000 giao dịch.

Trong bản cáo bạch (white paper) của mình, Hedera đã nhấn mạnh rằng, số lượng giao dịch mà giao thức Hashgraph có thể xử lý được chỉ bị giới hạn bởi băng thông sẵn có cho mỗi nút trên mạng lưới. Tuy nhiên, các nhà phân tích kỳ cựu đã bác bỏ rằng, băng thông không phải là nút cổ chai về tốc độ xử lý, các giao dịch trên nền tảng Ethereum được xử lý thông qua máy ảo Ethereum (EVM – Ethereum Virtual Machine).

Hơn nữa, vì hiện nay Hedera đang nhân bản máy ảo Ethereum để sử dụng cho dịch vụ hợp đồng thông minh của mình, nên Hedera không thể giải quyết được vấn đề liên quan đến nút thắt giới hạn tốc độ giao dịch Ethereum (bottlenecks limiting the speed of Ethereum transactions), đây là điểm yếu cố hữu của các máy ảo Ethereum cũng như các thiết bị trạng thái rắn SSD (solid-state devices). Wall đưa ra ví dụ cụ thể:
Điều duy nhất mà Hashgraph phải làm là sắp xếp các giao dịch nhận được sau khi các máy ảo Ethereum đã xử lý chúng. Nhưng vấn đề ở chỗ, máy ảo Ethereum cũng không thể nào xử lý được tới 10.000 giao dịch mỗi giây, thậm chí những thiết bị trạng thái rắn SSD được xem là nhanh nhất hiện nay cũng không làm được điều đó.

10.000 “Giao dịch tiền điện tử” mỗi giây

Ngược lại với những phân tích ở trên, Hedera tuyên bố họ có khả năng xử lý tới 10.000 giao dịch tiền điện tử mỗi giây băng giao thức Hashgraph mà không cần thông qua máy ảo Ethereum xử lý. Thay vào đó, họ đề cập đến việc chuyển đổi tài khoản thành mã thông báo (“dumb account-to-account token transfers.”).

Nhìn vào các tuyên bố về hiệu suất của Hedera một cách chi tiết hơn cho thấy, Hashgraph chỉ có thể xử lý được khoảng 10 giao dịch mỗi giây cho “các dịch vụ khác” – điều này chỉ ra rằng, mỗi giây Ethereum có thể xử lý được nhiều hợp đồng thông minh hơn Hedera.

Bản thông báo gần đây của Hedera lưu ý rằng, hiệu suất ước tính của Hashgraph trên đây chỉ dành cho những giao dịch không yêu cầu về hồ sơ giao dịch (transactions not requiring a transaction record), thay vào đó nó sẽ tạo ra một ‘biên nhận giao dịch’ (transactions receipt) mà không chứa bằng chứng nhà nước (state proof). Do đó, liên quan đến hiệu suất 10.000 giao dịch mỗi giây do Hedera công bố, Wall kết luận rằng:
Họ đơn giản chỉ đếm một nút có thể nhận được bao nhiêu lần giao dịch mỗi giây, nhưng nó không có gì để bảo đảm.

Hedera đáp lại những lời chỉ trích

Trong một phản hồi được đăng lên tài khoản của Hedera trên Medium, Paul Madsen – giám đốc kỹ thuật của Hedera, đã thừa nhận rằng tốc độ xử lý các giao dịch sẽ giảm dần do nhiều yêu cầu về bằng chứng nhà nước được tạo ra trên mạng Hedera:

Nếu mọi giao dịch đều yêu cầu bằng chứng nhà nước thì phần lớn tài nguyên của mạng sẽ phải dùng vào việc trả lời các truy vấn hơn là xử lý các giao dịch đồng thuận và thông lượng chung có thể bị giảm.

Tuy nhiên, Madsen lập luận rằng, mạng phản chiếu (mirror network) sắp được phát hành của Hedera sẽ giảm bớt gánh nặng vào việc trả lời truy vấn nên cho phép các nút chỉ tập trung vào sự đồng thuận.

Đọc thêm: Thuật toán Voting Algorithm là gì?
Đọc thêm: Thuật toán Proof of Work là gì?
Đọc thêm: Thuật toán Proof of Stake là gì?
Đọc thêm: Thuật toán Leader Base là gì?
Đọc thêm: Thuật toán Virtual Voting là gì?

daututienao.info | source: Cointelegraph

FOLLOW US ON